Mạng xã hội có thể cải thiện an toàn và an ninh

Thứ 5, 27/08/2015 | 07:40:27
653 lượt xem

Theo một nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí Quản trị tình huống khẩn cấp quốc tế (International Journal of Emergency Management) thì an toàn và an ninh cho cuộc sống có thể được cải thiện nếu các nhà nghiên cứu đến từ các ngành nghề khác nhau như nhân văn học, khoa học máy tính hay chính trị gia cùng làm việc với nhau. Hơn nữa, việc cùng phối hợp trực tuyến sẽ cải thiện quản trị tốt hơn khủng hoảng như thảm họa thiên tai, tấn công khủng bố hay chiến tranh mạng.

Truyền thông mạng xã hội là công cụ mạnh mẽ để giảm nhẹ khủng hoảng.

Giáo sư Jean-Luc Wybo và cộng sự đã giải thích làm như thế nào để truyền thông mạng xã hội và công nghệ mạng xã hội trực tuyến trở thành một công cụ mạnh mẽ đến từ trao đổi thông tin giữa một cộng đồng mạng rộng lớn, bao gồm người dân thường, nhà quản lý, doanh nghiệp hay phóng viên báo chí.

Các nhà khoa học khuyến nghị rằng những người này đã tham gia phát hiện rất nhanh các vấn đề liên quan đến cả an toàn và an ninh để chuẩn bị tốt và hiệu quả hơn trong việc làm giảm nhẹ hoặc loại bỏ những mối đe dọa và từ đó bảo vệ con người và tài sản khỏi các rủi ro.

Các nhà khóa học đã xem xét một số ví dụ về việc mạng xã hội trực tuyến được sử dụng trong suốt diễn biến của tình huống khẩn cấp và khủng hoảng để để lấy ra các thông tin liên quan và hữu dụng để phục vụ cho hỗ trợ hay đối phó với tình huống cụ thể. Họ cũng khuyến nghị rằng các lực lượng an ninh hay dịch vụ khẩn cấp đều được lợi từ việc kết hợp với truyền thông xã hội trong hoạt động của tổ chức mình. Trong tài liệu của mình, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những giới hạn của mạng xã hội và đưa ra cách để loại trừ nó.

Những minh họa của các nhà khoa học cho thấy, cho dù động đất hay sóng thần, hay thảm họa về đường sắt hoặc đánh bom cảm tử hoặc diễn ra trên nhiều châu lục khác nhau và mới nhất là sự kiện đánh bom đền thờ Erawan (Thái Lan) thì hầu như các hình ảnh và thước phim đầu tiên về sự kiện đều được công bố trên mạng xã hội.

Các nhà nghiên cứu cũng đã đề xuất cách thức mà mọi người có thể liên lạc khi phương tiện liên lạc truyền thống bị ngăn chặn hoặc có sự cố. Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu khoa học cũng mô tả hai cách thức sử dụng truyền thông xã hội trong tình huống khẩn cấp hoặc thảm họa. Cách thứ nhất là sử dụng thụ động để nhận và phổ biến thông tin. Cách thứ hai là sử dụng chủ động một cách có hệ thống thông qua truyền tải thông tin khẩn cấp, cảnh báo, chủ động giám sát và đánh giá thiệt hại.

Với hơn 3,2 tỷ người dùng Internet, khoảng 1,5 tỷ người dùng mạng xã hội Facebook và 300 triệu người dùng mạng xã hội Twitter được xem là nguồn lực lớn cho truyền thông trong đối phó các cuộc khủng hoảng. Những mối đe dọa có được từ truyền thông xã hội sẽ là thông tin cảnh báo sớm cho các cơ quan quản lý trong công tác chuẩn bị. Truyền thông xã hội có thể hoạt động như là cả công cụ giám sát và là hệ thống cảnh báo trong suốt thời gian diễn ra và xử lý khủng hoảng.

HẢI LY
(Theo Science Daily)
Nhandan.com.vn


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...