Cần có một lộ trình bắt buộc và hết sức cụ thể về ứng dụng CNTT mà các CQNN "buộc phải theo", cũng như cần xây dựng các cơ chế thuế suất "cụ thể", mang tính khuyến khích để phát triển, thúc đẩy và giữ chân doanh nghiệp CNTT.
Đó là những giải pháp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch thường trực UBQG về Ứng dụng CNTT tin rằng sẽ giúp tạo nên sự phấn khích, trông chờ và thay đổi cho môi trường CNTT trong nước trong thời gian tới.
Chia sẻ tại Diễn đàn Cấp cao CNTT - TT Việt Nam 2015 (VN ICT Summit 2015) sáng 25/6/2015 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng nhớ lại, cũng ở diễn đàn này năm ngoái, ông từng nói nếu như nhiều thứ chúng ta có thể làm từ từ, chậm rãi, từng bước thì với CNTT, ta không thể bỏ lỡ dù chỉ là một ngày, một tuần. "Tôi vui mừng nhận thấy sau diễn đàn đó, ngành cNTT của chúng ta đã có sự phát triển với một số điểm mới mang tính đột phá, khí thế của cộng đồng CNTT đã phấn khích, trông chờ hơn". Ngay cả một lĩnh vực rất khó như ứng dụng CNTT vào nông nghiệp cũng đã có những bước triển khai ban đầu.
Đáng mừng hơn, nhưng xu thế mới của thế giới như SMAC, Internet của vạn vật không còn là niềm say mê của riêng giới công nghệ nữa mà đã bắt đầu hiện diện rõ rệt trong cộng đồng, trong xã hội.... Sự kết nối giữa CNTT trong nước với khu vực và thế giới còn được đẩy mạnh trong năm 2014, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng ấn tượng 16%. Một số nghiên cứu khẳng định Việt Nam nằm trong Top 5 quốc gia tăng trưởng về CNTT nhanh nhất thế giới hay nằm trong Tốp đầu về gia công dịch vụ. "Đấy là chưa kể nhiều cá nhân còn rất trẻ, nhiều start-up rất mới nhưng đã có sản phẩm được quốc tế thừa nhận".
"Dịch vụ liên quan đến dân nhiều nhất thì làm"
Nhưng nhìn lại, trong niềm vui ấy, vẫn có sự thôi thúc của câu hỏi: Phải chăng chúng ta có thể làm tốt hơn? Phó Thủ tướng nêu vấn đề.
Ông đã dẫn ra một con số đáng suy ngẫm là Việt Nam tụt 19 hạng, xuống thứ 99 trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử do Liên hợp quốc công bố. Dù sự tụt hạng này có thể lý giải bằng những nguyên nhân xác đáng và hợp lý như LHQ thay đổi cách tính đối với nhân lực, hoặc do Bộ TT&TT siết quản lý SIM di động khiến thuê bao di động giảm từ xấp xỉ 200 triệu xuống còn 130 triệu, kéo theo chỉ số hạ tầng giảm điểm rõ rệt. Nhưng "chúng ta không được phép quên rằng chỉ số dịch vụ công trực tuyến của ta so với năm 2012 lại giảm đi (dù không nhiều)", Phó Thủ tướng lưu ý.
Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có hơn 104.000 dịch vụ công trực tuyến các loại, nhưng số dịch vụ cấp 1 và 2 đã chiếm tới hơn 101.000. Chỉ có vẻn vẹn 2366 dịch vụ công cấp độ 3 và 111 dịch vụ công cấp độ 4 mà thôi. Rõ ràng, các dịch vụ công phức tạp, cấp độ cao mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất không đáng kể.
Bản thân việc chưa có số liệu thống kê nào mới hơn, cập nhật hơn về số lượng dịch vụ công trực tuyến mà VN đang cung cấp cũng là vấn đề đáng lưu tâm, bởi công nghệ thì phải gắn liền với nhanh, với tốc độ. Không chỉ chậm trong ứng dụng CNTT mà việc xác định kết quả của ứng dụng cũng không cập nhật cho thấy cơ quan quản lý và cộng đồng CNTT còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới.
Một năm trở lại đây, cộng đồng doanh nghiệp CNTT đã đóng góp rất nhiều, tăng cường sự hiện diện, đầu tư tại Việt Nam, nhất là từ những tập đoàn quốc tế lớn như Samsung, Microsoft, Intel... không chỉ mở rộng sản xuất mà cũng đã bắt đầu hướng tới R&D. "Chính nhờ sự hợp tác của các bạn mà Chính phủ VN đã có những quyết định quan trọng như thúc đẩy thuê ngoài dịch vụ, xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong những lĩnh vực phục vụ người dân nhiều nhất như y tế, bảo hiểm, giao thông...
Phó Thủ tướng tin rằng, để tiếp tục khuyến khích, thậm chí là tạo ra một sức ép chung cho các Bộ, ngành, địa phương nhiệt tình với ứng dụng CNTT hơn nữa, Chính phủ cần đưa ra một lộ trình mang tính bắt buộc, minh bạch và cụ thể, theo hướng: Cái gì, lĩnh vực nào liên quan nhiều đến người dân nhất thì phải tập trung làm trước.
"Chúng ta có đầy đủ văn bản của Đảng, Chính phủ, các chiến lược, Nghị quyết... nhưng vấn đề thực hiện như thế nào, thể hiện bằng hành động ra sao? Còn nhớ câu chuyện cải thiện môi trường kinh doanh đã dược bàn đến từ lâu, nhưng phải đến Nghị quyết 19 mới tạo được một không khí thay đổi mạnh mẽ", Phó Thủ tướng nhớ lại.
Doanh nghiệp đừng ngồi chờ đặt hàng
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT một mặt tiếp tục đề xuất các chính sách thuế "rất cụ thể" liên quan đến CNTT, một mặt tiếp tục theo sát những đột phá mà Việt Nam đã đạt được năm qua.
"CNTT hiện nay, nhất là phần mềm , nếu chính sách của chúng ta không tốt thì họ có thể ngồi ở Việt Nam làm việc nhưng lại mở doanh nghiệp, đóng thuế ở nước khác. Bên cạnh đó, thuê dịch vụ là một cơ hội lớn được cộng đồng doanh nghiệp trông chờ nhưng lại chưa tạo được bước tiến như kỳ vọng".
Giải pháp đề ra, theo ông, là căn cứ vào xếp hạng CPĐT do LHQ công bố, căn cứ vào những dịch vụ công đang cung cấp, Chính phủ phải đề ra một quy định có tính bắt buộc, yêu cầu các Bộ, ngành phải cung cấp, tạo thành một phong trào ngoài xã hội. "Các CQNN khi đứng trước yêu cầu bắt buộc phải cung cấp dịch vụ cấp độ 3&4, cộng với cơ chế thuê ngoài dịch vụ đã được khơi thông thì bài toán sẽ được giải quyết".
Điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, của không chỉ CQNN mà ngay cả chính cộng đồng CNTT. Nếu như trước đây, CQNN luôn phải lập dự án thì ngày nay, họ chỉ cần nêu đề bài để doanh nghiệp tự tính toán đáp ứng. Về phần mình, các doanh nghiệp CNTT cần tránh tư tưởng cung cấp một lần là xong, ăn xổi ở thì. Họ cũng cần chủ động hơn, không đợi người ta mời thầu mới tìm đến mà phải căn cứ vào hiểu biết của mình, chủ động tiếp cận các CQNN để chào hàng. "Hãy đi trước vào những dịch vụ được Nhà nước, được quy định khuyến khích", Phó Thủ tướng khuyến nghị.
Chẳng hạn như Bảo hiểm y tế đang chi trả tới 50.000 tỷ đồng/năm. Chỉ cần một vài phần trăm trong số này thất thoát vì không ứng dụng CNTT, số liệu thiếu minh bạch thì sẽ lên tới bao nhiêu? Tương tự, Bộ Xây dựng cũng đang rất muốn thiết lập một hệ thống cấp giấy phép xây dựng qua mạng trên toàn quốc để khắc phục những bất cập như quy trình thủ tục lâu, số lượng giấy phép cấp ít...
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý doanh nghiệp rằng, "đành là phải tăng tốc, phải làm nhanh hơn, nhưng vẫn cần phải làm bài bản, nghiêm túc, nhất quán về mục đích. "Cơ hội đang mở ra trước mắt các bạn. Các Bộ Kế hoạch Đầu tư , TT&TT sẽ luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, vướng gì thì cùng nhau tháo gỡ", ông kết luận.
Sẽ hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp CNTT nội
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã dẫn ra nhiều con số cho thấy sự khởi sắc, tăng trưởng đáng ghi nhận của CNTT Việt Nam trong năm qua, như tổng doanh thu ngành Công nghiệp CNTT đạt 27 tỷ USD, số lượng nhân lực đang làm trong ngành đạt 350.000 người, 250 cơ sở đào tạo Đại học & Cao đẳng cùng 150 cơ sở đào tạo nghề liên quan đến CNTT - TT...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao CNTT - TT Việt Nam 2015 (VN ICT Summit 2015). |
Tuy vậy, cũng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ ra, Bộ trưởng đồng tình rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong việc ứng dụng, phát triển CNTT tại Việt Nam, như Hệ thống thông tin các ngành chưa đồng bộ, liên thông với nhau, khiến cho đầu tư còn chồng chéo, thiếu hiệu quả; Ngân sách đầu tư cho CNTT còn khiêm tốn; Chất lượng, số lượng nhân lực CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của xã hội; ứng dụng CNTT vào quản trị của các cơ quan, tổ chức còn yếu so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT chưa có đột phá, chưa khuyến khích được ngành phát triển....
Để khắc phục những bất cập này, ông cho biết Bộ TT&TT sẽ cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng kiện toàn, đổi mới phương thức chỉ đạo của ỦBQG về Ứng dụng CNTT, nêu bật vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với sự ứng dụng CNTT.
Ứng dụng CNTT cũng là nội dung bắt buộc phải có trong các Đề án, chương trình hành động, dự án đầu tư trong thời gian tới; Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, ban hành hành lang pháp lý đầy đủ cho ứng dụng CNTT; xây dựng, ban hành các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp CNTT, nghiên cứu phát triển, hình thành nên một số doanh nghiệp CNTT tầm cỡ khu vực và quốc tế; thúc đẩy triển khai phương thức thuê dịch vụ, đầu tư công tư (PPP), huy động nguồn lực xã hội....
Vietnam ICT Summit 2015 năm nay có chủ đề CNTT và quản trị thông minh, tập trung trao đổi, thảo luận về xu thế, chiến lược và các giải pháp để ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản trị các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong một số ngành, lĩnh vực đang là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội như: dịch vụ công; y tế, bảo hiểm, giao thông, đô thị và nguồn nhân lực CNTT.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...