Trung bình mỗi tuần ở Úc lại xảy ra một vụ người trẻ tự tử. Đáng ngại hơn khi một phần không nhỏ trong số các vụ này có liên quan tới mạng xã hội.
Ảnh minh họa - Ảnh: Alamy |
Đó là kết quả nghiên cứu của Ủy ban trẻ em và thanh thiếu niên tại Queensland (CCYPQ) về tình trạng bắt chước tự tử trong giới trẻ.
Theo Daily Mail, nghiên cứu nhận ra, trong số 140 ca tự tử đã ghi nhận ở Queensland, giới hữu trách không chỉ lo ngại về tỉ lệ tự tử ở người trẻ, mà còn nhận ra mối liên hệ giữa tình trạng này với các trang mạng xã hội.
Cụ thể, tờ The Australian trích dẫn kết quả nghiên cứu của CCYPQ, trung bình mỗi tuần có 1 em tự tử, chưa kể còn khoảng 50-60 em khác phải nhập viện vì tự gây thương tích.
Số em trai tự tử nhiều gấp đôi số em gái.
Theo Megan Mitchell, ủy viên thuộc CCYPQ, rất nhiều em đã tìm tới cái chết sau khi xem hướng dẫn về cách thức tự tử trên mạng.
Đáng lo ngại hơn, trong số các ca tự tử được công bố đó, có những em còn lựa chọn tự sát sau khi đọc được những lời thương xót, sẻ chia của dư luận với những người đã tự sát trước đó.
Bằng chứng rõ rệt nhất là trường hợp một em gái tuổi teen đã tự tử sau khi thấy một bạn trẻ đã tự tử khác nhận được những comment bày tỏ thương xót và có tới 190 lượt Like trên tài khoản Facebook!
Đã có hơn 2.000 bạn trẻ đăng ký theo dõi những trang web được lập ra để tưởng nhớ những người trẻ khác đã qua đời gì tự tử thời gian qua tại Queensland, mặc dù phần lớn trong số họ không hề quen biết người quá cố.
Con số này nhiều gấp 5 lần số người thường có nguy cơ tự tử trong cộng đồng Queensland.
Theo Viện y tế và phúc lợi Úc, từ năm 2007-2013, đã có 18.277 người trẻ độ tuổi 3-17 phải nhập viện vì có hành vi tự sát thương.
Từ năm 2007-2012 có 333 người trẻ độ tuổi 4-17 chết vì những thương tổn do hành vi tự sát của họ.
Trên thực tế, Internet và SMS hiện đã thay thế cách thức giao tiếp truyền thống của giới trẻ nên việc tiếp cận thông tin liên quan tới tự tử của nhóm này không dễ kiểm soát.
Theo các nhà nghiên cứu, nỗi sợ bị bỏ rơi và tình trạng bị miệt thị tiêu cực có liên quan phổ biến tới các ca tự tử ở người trẻ.
Mặc khác, chỉ một cú nhấp chuột tìm kiếm nhanh trên Google là có thể liệt kê ra hàng đống những trang web ủng hộ việc tự tử với những thông điệp rất rõ ràng. Có những diễn đàn ủng hộ tự tử đăng nội dung ngợi ca hoặc bình thường hóa hành vi tự tử.
D. KIM THOA
Tuoitre.vn
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...