Thu phí không dừng (ETC) được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam mới triển khai. Trong số các nước thuộc Đông Nam Á, Singapore hiện đi đầu về triển khai hình thức này với việc áp dụng AI và vệ tinh. ETC đang mang lại hiệu quả lớn khi tạo ra nguồn doanh thu, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại quốc đảo Sư tử này.
Từ năm 1975, Singapore đã áp dụng mức phí cố định đối với tất cả các phương tiện đi vào khu trung tâm thương mại. Đến năm 1998, hệ thống thu phí đường bộ điện tử ERP được áp dụng cho phép cơ quan chức năng xác định các điểm tắc nghẽn cụ thể và thay đổi phí tắc nghẽn và giờ hoạt động tùy theo điều kiện giao thông hiện hành.
Ông Leonard Tan - Phó Giám đốc Hệ thống Giá đường thuộc Cơ quan Quản lý Giao thông Đường bộ Singapore: “Chúng tôi đặt những trạm thu phí ở những cửa ngõ đi vào thành phố và tất cả phương tiện lưu thông vào trung tâm tâm thành phố đều mua vé và dán lên kính chắn gió. Những gì chúng tôi đạt được là lượng xe tham gia giao thông đã giảm đáng kể.” |
ERP áp dụng giờ hoạt động là từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối từ thứ 2 đến thứ 6 tại hơn 78 điểm lắp đặt ERP khắp thành phố. Mức thu phí cũng giao động theo các điểm từ 2 đến 4 USD. Bất kỳ xe nào đi qua khu vực tính phí đều phải có một chức năng gọi là “In Vehicle Unit – IU” (hệ thống tiếp sóng) lắp trên bảng đồng hồ với một thẻ thông minh có sẵn tiền trong IU.
Ông Leonard Tan - Phó Giám đốc Hệ thống Giá đường thuộc Cơ quan Quản lý Giao thông Đường bộ Singapore: “Khi xe đi qua hệ thống ERP, số tiền phải trả sẽ được trừ tự động sau 10 giây thông qua thẻ điện tử thông minh. Tại các trạm ERP, hệ thống camera theo dõi lưu lượng hoạt động của các phương tiện, lưu lại biển số xe và giám sát việc các xe có gắn thiết bị thu phí hay không. Trong trường hợp các xe “trốn vé”, trung tâm kiểm soát sẽ tiến hành “phạt nguội”, gửi thông báo cho lái xe.” |
Hệ thống này được sử dụng cho đến nay và là hình mẫu được nhiều quốc gia khác trên thế giới học hỏi, nhất là với khả năng điều chỉnh mức phí dựa trên lưu lượng phương tiện qua tuyến đường.
Giáo sư Chin Kian Keong, kĩ sư trưởng của dự án khi đó chia sẻ: “Với hệ thống ERP, chúng tôi có thể điều chỉnh mức thu phí một cách linh hoạt. Ví dụ như mức phí đang ở mức 1 đô-la Singapore, khi đường đông hơn có thể điều chỉnh thành 1,5 đô-la, và trong giờ cao điểm mức phí sẽ là 3 đô-la. Cách thu phí này có thể giúp làm giảm lượng xe cộ qua lại trong giờ cao điểm, từ đó giảm ùn tắc.” |
Trong một phần tư thế kỷ triển khai hiệu quả, Singapore vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống này. Theo kế hoạch, tới đây ERP sẽ không còn dùng camera để giám sát mà sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GNSS. Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xác định chính xác biển số xe, thông tin về phương tiện và chi phí liên quan.
Không chỉ tạo lợi ích về mặt giao thông, ERP cũng mang về nguồn doanh thu "khủng" cho đơn vị vận hành. Theo Quỹ Bảo vệ môi trường Singapore, hệ thống thu phí không dừng tốn 200 triệu SGD (tương đương 125 triệu USD) để triển khai nhưng mang về doanh thu 80 triệu SGD (50 triệu USD) mỗi năm. Phí duy trì hằng năm khoảng 16 triệu SGD (10 triệu USD).
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...