Trả lại "sân chơi" đúng nghĩa cho học sinh

Chủ nhật, 04/04/2021 | 16:16:43
1,479 lượt xem

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Quốc gia năm 2021 vừa kết thúc đang gây xôn xao dư luận. Bởi, với sự xuất hiện nhiều đề tài được coi là "khủng", phải tương đương với các luận án tiến sĩ chứ không còn nằm trong tầm khả năng của học sinh phổ thông. Phóng sự sau đây sẽ cho thấy rõ hơn vấn đề này.

 Có kinh nghiệm chấm thi cuộc thi Nhân tài đất Việt 15 năm, tiếp cận với hàng hàng ý tưởng sáng tạo, nhưng khi đọc đến các đề tài của cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông cũng khiến GS Phạm Tất Dong không khỏi bất ngờ và băn khoăn.

GS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Những đề tài to quá, đề tài Nhân tài đất Việt thì những đề tài như thế này, có đề tài về y, các bác sĩ ở Việt Đức làm việc rất tích cực cùng bao trợ lý mới làm ra được vấn đề. Chương trình phổ thông hiện nay còn đi thi phổ thông, học thêm đi thi làm sao nuốt được khối lượng kiến thức để làm 


“chữa ung thư”, “điều trị xơ vữa động mạch”, “hoại tử”…. Khá nhiều ý tưởng liên quan đến lĩnh vực Y Dược được học sinh mang đến hội thi tranh tài. Để làm được những đề tài này thì cần mức độ kiến thức chuyên ngành đồ sộ của không chỉ 1 cá nhân mà phải cả tập thể các nhà khoa học. Vậy mà nó lại được đưa ra và giải quyết bởi các em học sinh mới chỉ cấp 2, 3. Vì thế, dư luận đặt ra câu hỏi về tính thực chất, khách quan của kỳ thi này cũng là điều dễ hiểu.

Thầy giáo Trần văn Quang – Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội

Đọc qua đề tài thì hơi nặng, có cái gì đó như có sự can thiệp của người lớn về nghiên cứu của học sinh. Có chăng thì phải trả lại cho cuộc thi này đúng với chương trình phổ thông, còn kết quả vừa rồi thì nó hơi quá sức và mang nặng tính hình thức



Thậm chí những nghi ngại về tính thực chất của kỳ thi còn ở cả với những người từng trong cuộc. Mà nguyên nhân của sự biến tướng có lẽ xuất phát từ việc gắn lợi ích của kỳ thi này với cộng điểm ưu tiên, thậm chí tuyển thẳng vào đại học, hay làm đẹp hồ sơ đi du học.


TS Đặng Minh Tuấn – Trường Đại học Giáo dục 

Thuận lợi chuyển thẳng đị học, giấy khen cần khuyến khích nhưng khi đi quá đà sẽ hỏng, vì lợi ích cho trường, giáo viên dùng mọi cách để được giải thì nó sẽ làm hại kỳ thi. Giai đoạn đầu chưa có cơ chế đó nên các bạn làm với đam mê năng lực thật, giá trị không phải chuyển thẳng trường đại học nên nó thực chất hơ

Tuy nhiên, theo chuyên gia thì bất cập ở đâu nên tháo gỡ ở đó chứ không nên bỏ kỳ thi đã được chuẩn hóa Quốc tế. Nhưng nếu giữ thì cũng cần phải có đánh giá, điều chỉnh để trả lại nguyên bản ý nghĩa của 1 sân chơi trí tuệ lành mạnh cho học sinh phổ thông chứ không phải là cuộc đua ngầm của người lớn mà các em là những con rối.

TS Trần Thành Nam – Chuyên gia tâm lý giáo dục

Quan trọng là nuôi dưỡng đam mê và động cơ để trong khoảng thời gian dài về sau và giải quyết những vấn đề to lớn và xuyên suốt chứ không phải mang tính thời vụ, giới trẻ cần có khát vọng, phong trào cần nhưng mang nó trở về nguyên bản ý nghĩa của nó


Cũng theo chuyên gia, vấn đề hiện nay không phải là dừng hay không dừng cuộc thi mà quan trọng nhất là Bộ Giáo dục cần rà soát lại tính trung thực của nó. Đồng thời, những tiêu chí đánh giá về đề tài nói riêng và cuộc thi nói chung cũng cần được tính toán lại, nhất là các lợi ích khi đạt giải./. 

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...