Năm 2019 đã đánh dấu nhiều bước ngoặt trong lĩnh vực y học trên toàn thế giới, trong đó đặc biệt phải kể đến những thành tựu trong công nghệ chỉnh sửa gien, góp phần chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị những căn bệnh hiếm gặp hay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Năm 2019 cũng chứng kiến dấu mốc lịch sử khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chính thức cho phép ứng dụng liệu pháp gien trong điều trị một số trường hợp nhất định.
Thông qua công nghệ chỉnh sửa gien, trong năm 2019, 2 trường hợp mắc các bệnh về máu khó chữa trị dứt điểm là hồng cầu lưỡi liềm và tan máu bẩm sinh đã được điều trị, giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể sức khỏe. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ có tên gọi CRISPR để chỉnh sửa lại ADN bị lỗi trong tế bào gốc của bệnh nhân, rồi sau đó cấy lại tế bào này vào cơ thể.
Công nghệ CRISPR vốn đã được áp dụng từ nhiều năm qua nhằm giúp chèn gien bình thường vào những tế bào chứa gien lỗi để chỉnh sửa gien của một số loài sinh vật như ngô hay cá hồi. Đây là công nghệ được đánh giá có kỹ thuật đơn giản, dễ ứng dụng và ít tốn kém.
Tuy nhiên, công nghệ này cũng từng gây ra những tranh cãi về vấn đề đạo đức do nguy cơ gây đột biến liên quan tới chỉnh sửa gien người.
Hồi năm 2018, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê tuyên bố đã sử dụng kỹ thuật CRISPR để ngăn ngừa một cặp bé gái song sinh mắc HIV từ bố. Thí nghiệm đã thổi bùng lên những tranh cãi trong cộng đồng khoa học quốc tế và buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải lên kế hoạch thành lập một cơ quan theo dõi các công trình nghiên cứu về chính sửa gien người trên toàn cầu.
Dù còn tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề chỉnh sửa gien, song năm 2019 đã chứng kiến dấu mốc lịch sử khi nhà chức trách đã cho phép ứng dụng liệu pháp này để điều trị một số bệnh về thần kinh và cơ tại Mỹ, cũng như bệnh lý về máu tại Liên minh châu Âu (EU). Giới khoa học nhận định đây là bước ngoặt dẫn tới một cuộc cách mạng y học trong tương lai khi số lượng các trường hợp chỉnh sửa gien được cấp phép sẽ gia tăng trong những năm tới, mang lại hy vọng cho những bệnh nhân mắc các căn bệnh quái ác.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...