Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ nhà kính

Thứ 5, 29/08/2019 | 10:27:06
1,261 lượt xem

Ở các đô thị lớn hiện đang phát sinh một tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm, đó là ngộ độc ánh sáng do các toà nhà bọc kính tạo ra. Với nhiều quốc gia trên thế giới, ngộ độc ánh sáng được đưa vào danh mục quản lý Nhà nước, nhưng tại Việt Nam, “căn bệnh” trên mới dừng ở mức khuyến cáo và các tòa nhà bọc kính không đúng quy chuẩn vẫn đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại ngã tư phố Lê Duẩn với Nguyễn Thái Học (Hà Nội)… trông thì khá đẹp mắt thế nhưng mỗi khi nắng lên, đặc biệt là vào tầm 3h - 5h chiều thì người dân sống xung quanh cũng như người tham gia giao thông như phải chịu một cực hình bởi ánh nắng phản quang từ tòa nhà.


Ông Đăng Khoa – Quận Đống Đa, Hà Nội: Vật liệu phản quang nhiều lắp ráp góc độ chuyên ánh sáng nên càng mệt, nói chung người già nhưng bọn trẻ con phải đi chỗ khác ở mắt hoa tít lên như bị kim châm vào mắt… ánh nắng chiếu phản lại


Bà Vương Thị Sơn – Hà Nội: Từ hôm cái này lên ánh nắng chiếu thẳng vào nhà 3-4h khô hết, cháu bé di chuyển xuống bà ở.


Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng trăm công trình dân dụng lớn nhỏ sử dụng kính che phủ phần mặt tiền hoặc bọc toàn bộ mặt ngoài của khối công trình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đa phần các loại kính sử dụng thường là kính một lớp, kính trong, chưa bảo đảm yêu cầu hệ số truyền nhiệt và độ an toàn. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ánh sáng phản quang từ các tòa nhà bọc kính đều trên 1.000 lux, trong khi mắt chúng ta chỉ chịu được độ ánh sáng khoảng 400 - 600 lux.


TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – PCT Hội Quy hoạch và Phát triển Vn, Nguyên Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội: Gây phản quang tác hại với môi trường, thẩm mỹ, tăng nhiệt độ không khí bên ngoài, gây thụ cảm ánh sáng không tốt cho người đi đường, có thể gây ra tai nạn, chúng ta nhận thấy, nhưng chưa có xử lý thích hợp, chưa đặt ra vấn đề xử lý vi phạm về mặt đứng sử dụng kính quá mức.


Trên thế giới đã có các khuyến cáo không nên dùng nhiều kính đối với các tòa cao tầng. Tại Singapore, vào những năm 1985-1995, một số tòa nhà sử dụng kính phản quang đã bị cấm sử dụng. Thậm chí, nhiều quốc gia ngộ độc ánh sáng được đưa vào danh mục quản lý Nhà nước, nhưng tại Việt Nam, “căn bệnh” trên mới dừng ở mức khuyến cáo. Đồng thời, cũng vẫn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý và xử lý những ngôi nhà gây ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống người dân như hiện nay. 

Luật sư Nguyễn Phú Thắng – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội:  Khi các công trình xây dựng được cơ quan Nhà nước thẩm quyền phê duyệt, thì trước khi ban hành cần tại thời điểm đó ký hợp đồng nhập khẩu là kính phản quang, kính màu, tráng bạc từ nhà cung cấp đến năm 2017, thì bản thân vật liệu đó không phù hợp, tuy nhiên nhà thầu thi công 1 phần nên yêu cầu cần cân nhắc đến lơi ích của nhà đầu tư của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư …



TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – PCT Hội Quy hoạch và Phát triển VN, Nguyên Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội:  tồn tại đầu tiên là việc cấp phép chỉ chú trọng mặt bằng không gian ranh giới lô đất chưa chú trọng vật liệu hoàn thiện, vật liệu chưa đầy đủ, rõ ràng. Hiện nay chưa phổ biến tới người dân nhiều, nên chưa có tác động nhiều, khi nghiệm thu công trình thì chúng ta chú trọng đến nội dung được quy đỉnh rõ ràng như chiều cao, chỉ giới đường đỏ, mật độ xây dựng, ít chú trọng vật liệu hoàn thiện.


Để giảm thiểu những tác hại và nguy cơ về hiệu ứng nhà kính cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân, đã đến lúc, cần ban hành một số quy chuẩn liên quan đến lĩnh vực sử dụng kính an toàn và tiết kiệm năng lượng một cách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, kiểm tra thử nghiệm, sử dụng các loại kính.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...