Một nhà nghiên cứu Trung Quốc tạo hai bé gái song sinh chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới với công cụ có thể thiết kế lại sự sống.
Ông Hạ tiến hành thí nghiệm chỉnh sửa gene ở phôi thai, làm dấy lên nhiều tranh cãi
Hạ Kiến Khuê, nhà nghiên cứu tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 trên phôi thai của 7 cặp đôi. Một trường hợp mang thai cho ADN như mong muốn với sự chào đời của hai bé gái song sinh hồi đầu tháng, theo AP.
Ông Hạ nhấn mạnh mục tiêu của thí nghiệm không phải để chữa trị hay ngăn ngừa bệnh di truyền, mà nhằm thử chèn thêm các đặc tính sinh học hiếm có như khả năng ngăn nhiễm HIV. Theo ông Hạ, các cặp đôi tham gia thí nghiệm không đồng ý công bố danh tính hay trả lời phỏng vấn báo chí. Ông cũng từ chối tiết lộ nơi ở của các cặp đôi hoặc nơi tiến hành thí nghiệm.
Ông Hạ từng nghiên cứu tại Đại học Rice và Đại học Stanford ở Mỹ trước khi về nước. Nhà nghiên cứu mở một phòng thí nghiệm tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam, thành phố Thâm Quyến. Ông cũng đứng tên sở hữu hai công ty nghiên cứu về gene.
Michael Deem, kỹ sư sinh học và vật lý từng hướng dẫn ông Hạ ở Đại học Rice, cho biết ông có hỗ trợ thực hiện dự án gây tranh cãi. Hiện nay, Deem sở hữu số cổ phần nhỉ và nằm trong ban cố vấn khoa học ở công ty của ông Hạ.
Ông Hạ công bố kết quả thí nghiệm tại một hội thảo khoa học quốc tế về chỉnh sửa gene diễn ra hôm 26/11 ở Hong Kong. Nhà khoa học Trung Quốc cho biết ông thử nghiệm chỉnh sửa gene trên phôi thai chuột, khỉ và người trong phòng thí nghiệm nhiều năm qua, hiện đã đăng ký bản quyền quy trình.
Ông Hạ áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để ngăn nhiễm HIV ở trẻ chào đời
Ông Hạ chọn chỉnh sửa gene ngăn nhiễm HIV vì căn bệnh truyền nhiễm này là vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc. Ông tìm cách vô hiệu hóa CCR5, gene liên quan đến hiện tượng tạo "cửa protein" cho virus HIV xâm nhập vào tế bào.
Trong 7 cặp đôi tham gia thí nghiệm, toàn bộ bệnh nhân nam đều nhiễm HIV còn bệnh nhân nữ không mắc. Theo nhà nghiên cứu, việc chỉnh sửa gene không giúp ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm virus. Các bệnh nhân nam có thể dùng thuốc điều trị HIV, ức chế tối đa khả năng lây nhiễm và các biện pháp để ngăn truyền HIV từ cha sang con. Thí nghiệm sẽ giúp con của các cặp đôi này không nhiễm HIV khi trưởng thành.
Theo kiểm tra ban đầu, một trong hai bé song sinh di truyền cả hai bản sao của gene chỉnh sửa. Bé còn lại chỉ có một bản sao. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy dấu hiệu tổn thương ở các gene khác. Ông Hạ nhấn mạnh cá nhân chỉ có một bản sao của gene chỉnh sửa vẫn có thể nhiễm HIV, nhưng các nghiên cứu trong phạm vi hẹp cho thấy sức khỏe của người nhiễm sẽ không suy giảm nhanh như bệnh nhân bình thường.
Các tuyên bố của ông Hạ chưa được kiểm chứng độc lập, theo AP. Nghiên cứu này vẫn chưa được xuất bản trên bất kỳ tạp chí khoa học nào để các chuyên gia khác kiểm tra. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã bày tỏ sự bất ngờ và chỉ trích gay gắt thí nghiệm của ông Hạ.
Theo Vnexpress
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...