" Đưa khoa học công nghệ vào trong nhà trường, biến các kiến thức khoa học gắn với thực tiễn, phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy và học" - Đây chính là mục tiêu được Trường Đại học Thái Bình áp dụng trong các năm qua. Chính vì thế, việc tuyển sinh của trường được mở rộng, tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được thị trường lao động chấp nhận cao. Điều này, có sự đóng góp không nhỏ của phong trào phát triển nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn xã hội tại nhà trường.
Những năm gần đây, phong trào nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao tại Trường Đại học Thái Bình được mở rộng, hàng trăm sáng kiến, giải pháp khoa học của học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo được hình thành từ nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội. Trong số đó, có nhiều giải pháp, công trình, đề án khoa học gửi tham gia các Hội thi, Cuộc thi khoa học do ngành giáo dục, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tổ chức đạt giải cao. Trường Đại học Thái Bình còn được đánh giá là trường có nhiều tác giả tham gia, cá biệt có tác giả tham gia nhiều năm liền khi các cuộc thi, hội thi tổ chức, thầy giáo Vũ Quang Hòa là một người như vậy.
Trong hai Hội thi sáng tạo KHCN Thái Bình tổ chức lần thứ VI và VII, thầy giáo Vũ Quang Hòa đều có giải pháp được đánh giá mang tính thực tiễn cao. Hội thi sáng tạo KHCN Thái Bình tổ chức lần VII, năm 2016-2017, thầy Vũ Quang Hòa có hai giải pháp tham gia là giải pháp "Nghiên cứu thiết kế chế tạo tủ điện điều khiển phòng học thông minh của Trường Đại học Thái Bình" và "Thiết kế chế tạo một số mô hình dùng cho dạy thực hành Tự động hóa trong Trường Đại học Thái Bình". Cả hai giải pháp này đều được Ban Tổ chức đánh giá cao.
Thầy Vũ Quang Hòa cho biết: "Tôi xây dựng mô hình này nhằm mục đích giúp các em tiếp cận trong học tập khi ra thực hành, làm việc tại các doanh nghiệp tiếp xúc với các mô hình gần như thế".
Cũng như thầy Hòa, thầy giáo Vũ Quang Hải có hai giải pháp tham dự thi Hội thi sáng tạo KHCN Thái Bình tổ chức lần VII, năm 2016-2017. Ngoài giải pháp nhằm áp dụng ngay trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Đại học Thái Bình, thầy Hải còn nghiên cứu phát triển giải pháp: "Thiết kế chế tạo tủ điện có khả năng điều khiển tự động tưới các loại cây trồng". Mô hình này chạy bằng hệ cảm biến, máy tự động cung cấp đủ nước cho cây trồng, còn khi độ ẩm cao máy sẽ dừng cung cấp nước.
Thầy Vũ Quang Hải chia sẻ: "Mô hình này đã được sử dụng trong việc tưới tiêu tại trường học và thử nghiệm tại huyện Vũ Thư, chúng tôi liên kết công ty để sản xuất thiết bị".
Nhiều giải pháp khoa học do sinh viên, giáo viên tại Trường Đại học Thái Bình nghiên cứu với mục tiêu chung là biến các kiến thức trong các giờ giảng và hiện thực hóa thành các mô hình ngoài thực tiễn ngay trong trường học. Từ đó, giúp học sinh hiểu và áp dụng, sử dụng các thiết bị, thậm chí sử dụng thuần thục các thiết bị, động cơ đang thịnh hành tại các doanh nghiệp, nhà trường, tại các cơ quan hay ngay chính gia đình của mình.
Em Nguyễn Văn Minh – Sinh viên Trường Đại học Thái Bình: Trong các giờ học, em thấy mô hình các thầy dạy gần với thực tế, em có thể áp dụng trong việc sửa chữa ngay tại nhà .
Hiện nay, ngoài các mô hình nghiên cứu mang tính ứng dụng ngay trong nhà trường, nhiều đề tài khoa học đã dần phủ rộng đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó là đề tài “Xây dựng và phát triển các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới hoạt động theo Luật HTX 2012 tại tỉnh Thái Bình”. Tác giả đã đưa ra giải pháp cho phát triển HTX hiện nay.
Các giải pháp, sáng kiến khoa học tại Trường Đại học Thái Bình đã ngày càng được đánh giá cao tại các Cuộc thi, Hội thi do các ngành, các cấp đề xuất. Trong Hội thi sáng tạo KHCN Thái Bình tổ chức lần VII, năm 2016-2017, trường có 14 giải pháp tham gia thì có tới 8 giải pháp đoạt giải. Việc phát triển khoa học nghiên cứu chuyên sâu gắn với nhu cầu thực tiễn chính là một hướng đi đang được Trường Đại học Thái Bình xây dựng để biến việc học đi đôi với hành. Chính vì vậy, nhà trường đã có chính sách khuyến khích phát triển học sinh, sinh viên, tích cực nghiên cứu khoa học tại trường.
Mấy năm gần đây, việc liên kết đào tạo cùng việc tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy đã nâng cao chất lượng đạo tào mà uy tín của Trường được cả nước biết đến. Các năm tuyển sinh gần đây, không những học sinh trong tỉnh mà còn nhiều tỉnh bạn đăng ký theo học.
Áp dụng các tiến bộ trong khoa học giảng dạy là điều tất yếu, nhưng nghiên cứu khoa học, biến các nghiên cứu phục vụ thực tiễn chính là nhu cầu xã hội đang cần. Cách làm này của Đại học Thái Bình đang góp phần đào tạo những con người tự mình làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...