Ngày nay, mỗi cơn bão đều có tên riêng, và ai cũng thấy rằng việc đặt tên cho các cơn bão giúp chúng ta có thể thảo luận và phân biệt các cơn bão khác nhau một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà khí tượng học đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để giúp các cơn bão có “quyền lợi” được đặt tên riêng như bây giờ.
Trước kia, bão được đặt tên theo đường kinh-vĩ tuyến mà chúng đi quá. Cách đặt tên này đối với các nhà khí tượng thì không có vấn đề gì, nhưng đối với người dân thì lại rất khó nhớ.
Năm 1950, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống đặt tên bão theo bảng chữ cái (như Able, Baker, Charlie…).Hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm. Cơn bão đầu tiên trong năm luôn có tên là “Able”, cơn bão thứ hai trong năm luôn có tên là “Baker”, cứ như vậy.
Đến năm 1953, nhận thấy phương pháp đặt tên kiểu này có nhiều bất cập vì đã có nhiều cơn bão mang tên giống nhau, hệ thống này được thay đổi và các cơn bão sẽ được đặt theo tên phụ nữ. Cách làm này bắt chước các nhà khí tượng hàng hải, có thói quen đặt tên các con tàu theo tên phụ nữ.
Năm 1979, hệ thống này lại thay đổi lần nữa, các cơn bão được theo tên của cả phụ nữ và đàn ông.
Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Hiện nay, Đại Tây Dương có 6 danh sách tên bão và sẽ được quay vòng. Nghĩa là danh sách tên bão được sử dụng trong năm 2017 sẽ được sử dụng tiếp vào năm 2023.
Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Những cơn bão nào gây ra thiệt hại nghiêm trọng sẽ không được tái sử dụng vì những lý do liên quan đến luật pháp và lịch sử. Như cái tên “Katrina” sẽ không bao giờ được sử dụng nữa vì những tàn phá mà cơn bão Katrina gây ra ở New Orleans năm 2005.
Vậy khi nào thì một cơn bão bắt đầu được đặt tên? Khi cơn bão bắt đầu xuất hiện vòng xoáy và có vận tốc gió đạt 39 dặm một giờ.
Dưới đây là danh sách tên cho các cơn bão ở Đại Tây Dương năm 2017.
Đồ họa: Earth Sky
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...