Nhựa đang có mặt ở khoảng 80% nguồn nước máy trên toàn thế giới và điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của chúng ta rất dễ dàng.
Nước Mỹ là nơi có tỉ lệ ô nhiễm cao nhất với 93% nguồn nước có nhựa, tiếp đó là Ấn Độ và Li-băng. Pháp, Đức và Anh có tỉ lệ thấp nhất, khoảng 72%. Tính trung bình 83% mẫu nước ở các quốc gia trên khắp thế giới có nhựa.
Hiện hệ thống lọc nước không thể loại bỏ nhựa khỏi nguồn nước.
Các nhà khoa học cảnh báo các hạt vi nhựa nhỏ đến mức chúng có thể xâm nhập vào các cơ quan nội tạng.
Hiện các Bộ trưởng ở các nước châu Âu đang nỗ lực lên kế hoạch thực hiện thu hồi - hoàn trả các chai nhựa sau khi sử dụng để giảm bớt rác thải và ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu được thực hiện như thế nào?
Nghiên cứu được chỉ ra bởi các nhà khoa học ĐH Minnesota và được đăng tải trên The Guardian.
Các nhà khoa học đã kiểm tra 159 mẫu nước trên khắp thế giới, bao gồm cả các nước như Uganda, Ecuador và Indonesia.
Các hạt vi nhựa là những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm.
Những nguy cơ sức khỏe?
TS. Anne Marie Mahon, Viện Công nghệ Galway-Mayo, người đã thực hiện nghiên cứu trước đó cho kết quả có hạt vi nhựa trong nước máy ở Ireland, cho biết: “Chúng ta không biết tác động của nó đối với sức khỏe ra sao và vì thế chúng ta cần song song vừa thực hiện nguyên tắc phòng ngừa vừa ngay lập tức nghiên cứu chỉ ra nguy cơ thực sự đối với sức khỏe khi nạp các hạt vi nhựa này vào người”.
Bà Anne cũng cho rằng do các hạt vi nhựa này rất nhỏ nên chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào các tế bào và các cơ quan nội tạng.
Nghiên cứu trước đó cũng cho thấy các hạt vi nhựa có khả năng hấp thụ các hóa chất độc hại liên quan đến ung thư và một số bệnh tật khác và sẽ thải các chất này trong ruột non động vật.
Con người cũng có thể hít phải các hạt vi nhựa này từ không khí.
Frank Kelly, chuyên gia về sức khỏe môi trường, ĐH King's College London, cho biết: “Nếu chúng ta hít phải chúng, chúng có thể sẽ lưu lại ở phổi và thậm chí đi vào hệ tuần hoàn”.
Còn Sherri Mason, chuyên gia về vi chất tại Đại học Bang New York ở Fredonia, người giám sát các phân tích, cho biết các nghiên cứu trên động vật hoang dã đã cho thấy những lo ngại về tác động của các hạt vi nhựa này. "Nếu nó ảnh hưởng đến động vật hoang dã thì sao nó không thể ảnh hưởng đến chúng ta?”, Sherri nói.
Nước bị ô nhiễm nhựa như thế nào?
Mặc dù chưa rõ ràng nhưng các nhà khoa học tin rằng, các hạt vi nhựa xuất phát từ quần áo, vải bọc, thảm trong quá trình giặt máy và sấy.
Máy sấy cũng là một nguồn phát tán vi nhựa, đặc biệt khi chúng có lỗ thông hơi.
Nghiên cứu trước đó cho thấy 700.000 sợi nhựa có thể được thải vào khí quyển cho mỗi lần máy giặt hoạt động.
Chúng ta có thể làm gì?
Hệ thống nước hiện tại không thể lọc được tất cả các hạt nhựa do kích thước hạt khác nhau.
Nước đóng chai cũng không phải là giải pháp thay thế an toàn hơn vì các nhà khoa học ĐH Minnesota cũng đã tìm thấy một số mẫu nước đóng chai có hạt vi nhựa.
Roland Geyer, chuyên gia ngành sinh thái học, ĐH California, cho biết: “Chúng ta đang ngày càng làm cho hệ sinh thái ô nhiễm bởi nhựa và tôi rất lo lắng về những hệ lụy không mong muốn trong tương lai do chậm chễ trong ngăn chặn nó”.
Còn TS Mahon cho rằng đang ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ô nhiễm hạt vi nhựa nhưng ở thời điểm này, cần nghiên cứu cách xử lý các sản phẩm nhựa để giảm thiểu ô nhiễm.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...