Sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, giới công sở lại có thói quen vặn cổ cho sảng khoái mà không hề hay biết thói quen này cũng có nhiều tác dụng phụ.
Dân văn phòng là cụm từ ám chỉ những người làm công việc bàn giấy, tác nghiệp với máy tính. Đây là nhóm đối tượng được y học đặc biệt quan tâm bởi những căn bệnh mà họ có thể mắc phải do đặc thù công việc là phải ngồi nhiều, ít di chuyển hay hoạt động chân tay.
Mỏi mệt sau nhiều giờ làm việc là chuyện thường thấy ở dân văn phòng
Sau nhiều giờ làm việc trong tư thế ngồi, việc mỏi vai, căng cơ, cứng cổ là điều người làm văn phòng thường gặp. Khi đó, họ thường thực hiện những thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, đặc biệt là cổ… để giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể dễ chịu hơn, lấy lại sự tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng.
Theo các nghiên cứu của các bác sĩ chỉ ra, trên thực tế, nếu bạn thực hiện động tác bẻ cổ quá thường xuyên và không đúng cách, rất có thể có nhiều vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Nhiều người có xu hướng vặn cổ, bẻ khớp khi mệt mỏi
Khi thực hiện những động tác xoay, vặn quanh cổ, giống như việc bạn bẻ ngón tay, ngón chân hay xoay lưng, những tiếng động phát ra thành từng tiếng “khục khục” hay “rắc rắc” nho nhỏ. Khoa học lí giải rằng chính những dịch khớp bao phủ các dây chằng và mô nang liên kết giữa hai khớp xương là tác nhân gây ra âm thanh lạ. Bên trong dịch khớp thường có chứa các khí oxy, nito và các dịch bôi trơn khác để giúp khớp hoạt động hiệu quả. Một khi có áp lực kích thích bên ngoài, dịch khớp bị đè nén biến thành các bóng khí và nổ ra tạo ra tiếng kêu từ bên trong.
Dây chằng và mô sụn có thể bị tổn thương
Tuy nhiên, việc vặn cổ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng có hại cho sức khỏe. Vì mỗi khớp trong cơ thể chỉ chịu được một lực nhất định. Đặc biệt khớp cổ có nối liền với cột sống và có nhiều dây chằng, gân, dây thần kinh. Bẻ khớp hay vặn cổ có thể khiến dây chằng giãn ra hết mức, gây đau, trật khớp, tổn thương đốt sống cổ hay thậm chí là giã hoặc rách dây chằng. làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.
Tại các khớp, bao gồm cả khớp cổ, các sụn khớp khá giòn có nằm đệm giữa các đầu xương sẽ giúp giảm lực ma sát của xương khi trượt lên nhau, để chúng ta có thể hoạt động dễ dàng hơn. Khi việc xoay vặn cổ quá mạnh, các mô sụn bị mòn đi, gai xương chạm vào mô gây đau nhức vùng cổ và gây ra biến chứng khi tuổi già.
Thay vì vặn cổ, bạn có thể tìm cách khác để chấm dứt tình trạng mỏi mệt
Với dân văn phòng, sau nhiều giờ đồng hồ ngồi nhìn máy tính và giữ nguyên tư thế, nhức mỏi vai cổ sẽ là không thể tránh được. Thay vì ngồi yên trên ghế để vặn cổ hay bẻ khớp tay, bạn có thể đứng lên đi lại vài vòng, uống nước và hít thở sâu. Việc tập một vài bài tập nhẹ cho tay và vai cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...