Những "mẹo" xử lý khi bị côn trùng cắn dưới đây sẽ giúp bạn loại bớt độc tố nguy hiểm của côn trùng (nếu có) và kéo dài thời gian an toàn cho bạn trước khi tới các cơ sở y tế.
Ve cắn: Không tự ý rứt nó ra vì như vậy răng ve sẽ gãy còn lại gây đau buốt thậm chí còn kéo theo rách xước cả da thịt. Vậy cần dùng một trong các cách sau nhằm làm con ve tự nhả ra. Đó là lấy nước điếu đặc chấm vào miệng ve, nó sẽ nhả ra rơi xuống. Cũng có thể lấy que thép nung nóng dí vào con ve nó cũng nhả ra và rơi xuống, sau đó lấy vôi tôi xát vào nơi ve cắn.
Trường hợp trót rứt con ve ra, răng ve gãy còn lại trong da thịt gây đau nhức phát sốt. Như vậy cần lấy thuốc lào tẩm nước điếu đặc rồi đắp vào nơi ve cắn băng giữ. Đồng thời dùng bài thuốc gồm ké đầu ngựa 20g, vòi voi 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 40g, rửa sạch, sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày và dùng như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi.
Bọ nẹt và sâu róm: Không may chạm da vào bọ nẹt hay sâu róm làm đau có thể sinh ngứa và tấy đỏ. Cần lấy ngay tóc rối xát vào nơi sâu róm chạm, hoặc lấy một nắm xôi hay cơm lăn đi lăn lại nhiều lần nơi da chạm vào nhằm làm lông của chúng dính hết vào cơm mà hết đau.
Sau đó lấy rau má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ mà xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột xát vào nơi đau cũng khỏi.
Giời leo: Viêm da do loại côn trùng này cần phân biệt với zona (là do virut). Biểu hiện thường thấy trên da có những mụn nhỏ li ti và đau rát. Kinh nghiệm dân gian lấy gạo sống 1 nắm giã nhỏ trộn ít nước vừa nhão đắp vào nơi đau.
Khi gạo nơi đắp khô lại nhỏ them chút nước vo gạo vào. Cũng có thể lấy đậu xanh một nắm giã nhỏ trộn với nước cơm đắp vào, khi khô lại lấy nước cơm nhỏ vào cho đậu đắp không bị khô. Hoặc lấy lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp vào, khi khô cũng cần lấy nước cốt lá xoan leo nhỏ vào để thuốc luôn được ẩm.
Ảnh minh họa: Internet
Sâu róm, kiến, muỗi, bọ chét... khi bị các loại côn trung trên tấn công bạn có thể dùng đến các vật dụng sinh hoạt hằng ngày sẵn có trong nhà để làm dịu cơn ngứa và sưng phồng rộp như: kem đánh răng, rượu, nước đá, nước cốt chanh, lá mướp, lá hành hay hành tây thái lát, hoặc dấm ăn thoa đều lên vết côn trùng cắn, dùng tỏi và hành tây thoa khi bị muỗi đốt sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả tức thì.
Bọ cạp và ong đốt khi bị 2 con vật trên đốt bạn dùng 1 ít dầu hỏa với bột kiềm bôi lên vết thương Dùng dầu gió xanh thoa đều lên vết cắn sẽ giảm đau nhanh chóng Ngoài ra còn nhiều cách trị ong đốt như: lấy sữa mẹ, dung dịch amoniac loãng bôi lên vết thương rất hiệu quả
Mẹo hay trị rết cắn
- Dùng nước muối rữa vết thương sẽ hết nếu nhẹ - Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
- Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
- Dùng 3 đến 4 tép tỏi đập nát để đắp lên vết cắn có tác dụng giảm đau nhanh chóng Lấy hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
- Lấy cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
- Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
- Dùng rau sam giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
- Dùng vừng nghiền nát, đắp vào vết thương.
- Hạt mướp đắng giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
- Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
Mẹo hay “lấy độc trị độc” trị rắn, rết cắn
- Khi bị cắn lấy ngay 5 củ hành tăm, lá ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu. Trường hợp nặng thì sơ cứu và hút máu độc ra và chuyển tới bệnh viên ngay.
- Khi bị rắn cắn có thể lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn để hút nọc độc của rắn.
- Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.
- Tiếp theo dùng tám loại lá cây: Bạch hoa xà, Kim hoàng, Nam thiên hoa phấn, cây nổ lá nhỏ, lá bàn biển, lá trầu lương, đọt thơm non, lá bồ ngót, mỗi loại lá hái độ một nắm tay người, giã nhỏ hòa với nước cho uống ngay, nếu bệnh nhân nào không há miệng được phải cạy miệng hoặc đặt ống đổ thuốc vào cơ thể kịp thời.
Dùng một trong các cách sau: lấy tỏi giã nát đắp vào nơi rết cắn rất nhanh khỏi đau nhức; Lấy rau sam rửa sạch giã nhỏ đắp vào vết thương. Lấy hạt vừng (mè) giã nhỏ đắp vào. Lấy củ cỏ gấu giã nhỏ đắp vào. Lấy lá bạc hà 1 nắm giã nhỏ đắp vào rất tốt. Lấy quả ngô ở ngọn cây giã nát đắp vào.
Lấy hột mướp đắng (khổ qua) giã nhỏ cho vào mồm nuốt nước từ từ, sau đó bã đắp vào nơi rết cắn; hoặc dùng mướp đắng giã nát tẩm giấm đem đắp vào, cũng có thể ngậm nuốt nước từ từ rồi lấy bã đắp vào càng hiệu nghiệm. Dùng cọng khoai môn, tước bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào rất nhanh khỏi.
Ngoài ra lấy rau húng chanh (rau tần dày lá) rửa sạch giã nhuyễn trộn ít muối ăn đắp vào.
Ong đốt: Ong ở nước ta có nhiều loại như ong muỗi, ong vàng, ong bò vẽ, ong đất, ong bò nâu, ong mật… Nhiều khi đang phát nương rẫy chạm vào tổ ong, nhất là có thêm mùi rượu càng làm ong tấn công mạnh. Do vậy khi bị ong tấn công cần tìm mọi cách để thoát khỏi khu vực có tổ ong. Nếu vẫn bị ong đốt có thể sử dụng một trong các cách sau đây.
Dùng vôi tôi (vôi ăn trầu) bôi vào nơi ong đốt. Hoặc lấy hạt và lá quất hồng bì giã nhuyễn đắp vào vết ong đốt. Cũng có thể lấy củ ráy dại cắt ngang một lát mỏng xát vào chỗ ong đốt hoặc lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn đắp vào nơi ong đốt.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...