Công bố chấn động về 'sự sống ngoài trái đất'

Thứ 5, 23/02/2017 | 08:14:15
873 lượt xem

Các nhà thiên văn học đã tìm thấy ít nhất 7 hành tinh có kích thước bằng Trái đất, cùng quay xung quanh một sao lùn nằm cách Trái đất 40 năm ánh sáng. Phát hiện mới nhất này vừa được NASA công bố tại buổi họp báo vừa diễn ra tại Washington (Mỹ).


Sao lùn TRAPPIST-1 và 7 hành tinh quay xung quanh.

Vào lúc 13h ngày 22/2 (giờ Mỹ, tức 1h ngày 23/2 giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tổ chức một buổi họp báo tại Washington và công bố một phát hiện gây chấn động: tìm thấy 7 hành tinh to bằng Trái đất có thể có sự sống.

Theo CNN, việc tìm thấy các hành tinh có kích thước tương tự Trái đất, lại có khí hậu ôn đới và cùng quay quanh một hành tinh khác (giống như Hệ mặt trời) là một phát hiện cực kì hiếm có.

“Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy nhiều hành tinh thuộc loại này cùng xoay quanh một ngôi sao”, Michaël Gillon, tác giả dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Liège ở Bỉ cho biết.

Cụ thể, 7 hành tinh này đều xoay quanh một ngôi sao lùn có tên TRAPPIST-1 (có nhiệt độ bằng 1/2 và khối lượng bằng 1/10 Mặt trời của Trái đất). Trước đây, các nhà khoa học từng công bố tìm thấy 3 hành tinh xoay quanh TRAPPIST-1, nhưng số lượng hành tinh giờ đã tăng lên 7.

 7 hành tinh xoay quanh TRPPIST-1 được đặc tên lần lượt là b, c, d, e, f, g, h.

Thông qua việc ước tính khối lượng, các nhà thiên văn học cho biết 7 hành tinh mới tìm thấy đều là hành tinh đá, không phải hành tinh khí giống như sao Mộc. Chúng nằm rất gần nhau. Các hành tinh chủ yếu có quỹ đạo từ 1 đến 13 ngày. 

Ba hành tinh trong số đó có tên TRAPPIST-1e, f và g thậm chí còn có thể có đại dương trên bề mặt. Đặc biệt, TRAPPIST-1f được các nhà thiên văn học coi là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống cao nhất. Hành tinh này lạnh hơn Trái đất một chút, nhưng vẫn có thể là nơi sinh sống của con người nếu có các thiết bị hỗ trợ.

 So sánh các hành tinh của hệ TRAPPIST-1 với các hành tinh của hệ Mặt trời.

Đứng trên bề mặt của một trong số các hành tinh này, con người có thể sẽ nhận được lượng ánh sáng ít hơn 200 lần lượng ánh sáng chúng ta nhận đang nhận được từ Mặt trời. Tuy nhiên, nguồn sáng này vẫn đủ để giúp con người giữ ấm, vì các ngôi sao nằm rất gần nhau.

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tạo nên một bước đột phá trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất”, Amaury Triaud – một nhà thiên văn học tại Đại học Cambridge, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. “Ở các hành tinh này có thể có các loại khí tương tự như những gì chúng ta đang có trên Trái đất.”

Mặc dù khoảng cách 40 năm ánh sáng có vẻ khá gần, nhưng với trình độ công nghệ hiện tại, chúng ta có thể mất hàng triệu năm để có thể đến được những hành tinh này.

Khi Mặt trời của Trái đất chết, TRAPPIST-1 vẫn sẽ là một ngôi sao trẻ và có thể sống thêm nghìn tỉ năm nữa. Các nhà khoa học cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu về các hành tinh này.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...