Khi cảm thấy bất ổn, nóng giận…âm nhạc là liều thuốc hữu hiệu vì sẽ giúp giảm hormon căng thẳng và tăng hormon hạnh phúc.
Theo nhà soạn nhạc vĩ đại Beethoven: “Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và đời sống tinh thần”. Âm nhạc đã giúp xóa đi những nỗi buồn, những lo âu, giúp thay đổi những suy nghĩ… và trên hết giúp chúng ta có tinh thần lạc quan và thầm nhắn nhủ rằng “cuộc đời vẫn đẹp hơn chúng ta nghĩ”.
Đã từ lâu con người đã biết những điều kỳ thú mà âm nhạc mang lại, đã có những lúc các nhà Triết học vĩ đại đã cất lên những lời ca để xua đi những căng thẳng. Trong thời kỳ chiến tranh, những lời ca nốt nhạc được cất lên để động viên, tạo nên niềm tin sức mạnh cho các binh sĩ.
Rồi những bài ca được cất lên trong những ngày hội thể thao, có những bài hát luôn vần giúp con trẻ học những chữ cái trong những ngày đầu đến trường…
Trong những nhà hàng, siêu thị cũng văng vẳng đâu đó những lời ca tiếng nhạc để khách hàng có những bữa ăn thật ngon miệng, để thấy thoải mái khi mua hàng…
Trong những phòng răng của Nha sĩ bạn có thể nghe những điệu nhạc du dương giúp quên đi những đau đớn, sợ hãi…
Cuối cùng âm nhạc không chỉ tốt cho hoạt động tinh thần mà còn tạo ra niềm tin, giúp quên đi những lo âu, buồn phiền…Hơn thế nữa một số lời nhạc giúp xua đi những “suy nghĩ tiêu cực”, giúp thư giãn, tĩnh tâm và âm nhạc xem như liệu pháp trị liệu.
Những lời ca mà con trẻ được nghe khi còn trong bụng mẹ, những giai điệu quê hương cho những ngày còn cắp sách đến trường, tất cả điều đó đều đọng lại trong tâm trí của mỗi người!
Bạn có thể đắm mình trong từng điệu nhạc,lời ca để rồi thưởng thức những nét hay, nét tinh túy trong từng bài nhạc.
Ở trường, thầy cô có thể cất cao những lời nhạc để nhắc các em những bài học về màu sắc, về động thực vật…thông qua đó giúp trẻ nhớ lâu hơn, đây là một trong những cách giúp trẻ học hiệu quả.
Ngoài ra âm nhạc còn giúp trị liệu trong ung thư, đa xơ cứng, phục hồi sau phẫu thuật, tai nạn…Đặc biệt âm nhạc hữu ích trong những trường hợp trầm cảm, buồn chán mà đôi khi những vấn đề này thật khó để giải quyết.
Nếu trong cuộc sống hàng ngày bạn gặp những khó khăn về giấc ngủ, đừng ngần ngại nghe bản nhạc, hít thật sâu và nhắm mắt lại, rồi không lâu sau đó bạn sẽ chìm vào giấc ngủ với nhiều “giấc mơ đẹp”. Nghe nhạc với giai điệu nhẹ nhàng và âm lượng tương đối sẽ giúp bạn dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn. Rồi mỗi sáng mai thức dậy nên nghe một bản nhạc, bắt đầu ngày mới tràn đầy sức sống và năng động.
Khi cảm thấy bất ổn, nóng giận…âm nhạc là liều thuốc hữu hiệu vì sẽ giúp giảm hormon căng thẳng và tăng hormon hạnh phúc.
Nghe loại nhạc, cung điệu nào tùy theo cảm xúc của mỗi người, nếu bạn là “fan” của nhạc rock, nhạc điện tử… đôi khi bạn có thể chuyển qua nhịp điệu khác như nhạc cổ điển, nhạc jazz…để có thể làm êm dịu thần kinh, “cân bằng” nhịp đập của trái tim.
Khi nghe bản nhạc yêu thích mỗi ngày, cơ thể sẽ tiết ra Dopamin và sẽ hoạt hóa những vùng khác nhau trên não ví dụ như vùng cảm xúc cũng như vùng thị giác, vận động ở võ não.
Nếu niềm đam mê âm nhạc trong bạn mỗi ngày sẽ giúp:
- Kích thích sự sáng tạo, học ngôn ngữ.
- Điều trị một số bệnh thần kinh như tự kỷ, Parkinson, Alzheimer…
- Một số trường hợp rối loạn cảm xúc: lo âu, buồn phiền, mất tự tin…
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...