Ăn đủ kẽm trẻ mới cao

Thứ 5, 05/01/2017 | 09:31:37
524 lượt xem

Trong cơ thể, kẽm là một chất khoáng có nhiều vai trò quan trọng, đặc biệt rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao. Kẽm có tác động quan trọng lên hormon tăng trưởng (GH), hormon sinh dục testosterone... có tác dụng phát triển chiều cao của cơ thể. Nếu ăn uống thiếu kẽm, trẻ sẽ bị lùn, do xương không phát triển và thiểu năng sinh dục. Ngoài ra, kẽm còn tham gia bảo vệ cơ thể chống lại stress, nóng, lạnh, mệt mỏi...

Biểu hiện của cơ thể khi thiếu kẽm là: trẻ bị táo bón, phân khô, đóng cục; chậm liền sẹo ở vết thương, rụng tóc; nhìn kém; dễ bị bệnh nhiễm khuẩn như mụn nhọt, viêm phế quản, sâu răng...; phát triển khối u; trẻ em thiếu kẽm thì chậm lớn, không cao bằng các bạn cùng tuổi, viêm xương khớp, dễ bị gãy xương... Bạn có thể cho con ăn các loại thức ăn chứa nhiều kẽm là: hàu biển, thịt, cá, ngũ cốc và rau khô, sữa mẹ...

Các chất có tác dụng làm tăng hấp thu kẽm ở ruột là: lactose, acidamin, histidin, cystein. Để tăng hấp thu kẽm, cần thường xuyên bổ sung vitamin C. Ngược lại, các chất làm giảm hấp thu kẽm ở ruột gồm: đồng ở nồng độ cao, sắt, phytat, calci, photpho. Nếu mắc các bệnh viêm dạ dày, viêm ruột, xơ gan... sẽ làm giảm hấp thu kẽm.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...