TS Từ Ngữ: Nước mắm làm từ cá có asen là rất bình thường

Thứ 5, 20/10/2016 | 08:49:14
535 lượt xem

Theo chuyên gia dinh dưỡng TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam, các loài cá sống trong môi trường tự nhiên nhiễm asen thông qua chuỗi thức ăn, nên việc làm nước mắm từ các loại cá dẫn tới có chỉ số asen là điều bình thường và tự nhiên.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vừa công bố thông tin khiến dư luận hết sức lo ngại, có 67% mẫu nước mắm trong số 88 nhãn hiện đang sản xuất tại Việt Nam vượt ngưỡng asen. Theo quy định, hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0mg/l. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy, có đến 101/150 mẫu vượt ngưỡng.

Mặc dù các cơ quan chức năng của Việt Nam đã lên tiếng trấn an rằng, mẫu asen được phát hiện là asen hữu cơ, không phải là asen vô cơ (rất độc với sức khỏe con người), nên nước mắm vẫn an toàn cho người sử dụng.

TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam

Đem thắc mắc này đi hỏi chuyên gia dinh dưỡng, TS Từ Ngữ cho biết, trong tự nhiên, ở môi trường đất, nước hay không khí đều có các kim loại nặng như asen, tùy thuộc vào vùng địa lý, tình trạng ô nhiễm, có rất nhiều loại động thực vật sinh sống hoặc được nuôi trồng ở những vùng đất, nước như vậy dễ bị nhiễm độc. Điều này là không thể tránh khỏi, thực phẩm bị nhiễm độc một cách tự nhiên, thông qua chuỗi thức ăn của bản thân cây trồng hay vật nuôi đó.

Theo các nhà khoa học, asen hữu cơ có độc tính thấp, gần như bằng không.  Ts.Từ Ngữ còn nhấn mạnh, nếu các cơ quan chức năng phát hiện ra nước mắm có “asen hữu cơ là điều hoàn toàn bình thường và tự nhiên”. Ngay cả nếu có asen đi nữa, còn tùy thuộc vào hàm lượng và liều lượng asen đưa vào cơ thể. Bởi một người bình thường, không thể ăn quá nhiều lượng nước mắm trong một bữa và để bị nhiễm độc con người phải ăn với số lượng lớn, hàm lượng cao và trong một thời gian dài liên tục.

Nước mắm là một loại nước chấm thường được sử dụng trong bữa cơm của người Việt Nam nhưng chỉ là một loại thực phẩm con người dùng để lấy hương vị cho các món ăn chính chứ không phải là thực phẩm ăn để lấy giá trị dinh dưỡng, TS Từ Ngữ cho biết. Nên việc ăn nước mắm trong mỗi bữa ăn không thể dễ dàng bị nhiễm độc.

Đứng về mặt dinh dưỡng, TS Từ Ngữ chia sẻ, ông còn ủng hộ dùng nước mắm truyền thống hơn bởi nếu được làm theo cách truyền thống, nước mắm sẽ không có những chất không mong muốn như chất bảo quản, điều vị, tạo màu...  mà nhiều nước mắm công nghiệp đang làm mặc dù đó là những chất được phép sử dụng với liều lượng và tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạnh asen, có nhiều kim loại nặng thường đi kèm với nhau, gây ngộ độc ở người như thủy ngân, chì.... Hàm lượng asen trong máu cao dễ gây giảm sắc tố, thiếu máu, tiểu đường, các loại ung thư, đặc biệt là ung thư da...

Một trong những biểu hiện của nhiễm độc tố asen là đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, về thần kinh có thể xuất hiện đau đầu, đau xương, thậm chí liệt chi...

Thực phẩm giàu vitamin C có khả năng giúp đào thải kim loại.

Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp giải độc asen và các kim loại nặng ra khỏi cơ thể. TS Từ Ngữ cho biết, nước là một trong những thức uống giải độc cho cơ thể đơn giản, hiệu quả nhất. Cần phải uống đủ nước mỗi ngày, ngoài ra có một số thực phẩm giúp giải độc do kim loại như thực phẩm giàu vitamin C như cam, thực phẩm lên men như sữa chua, ngò, bông cải xanh, tỏi, hành tây, hạt chia, hạt lanh...

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...