Đũa là đồ dùng phổ biến trong mọi gia đình, tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách có thể dẫn tới ung thư.
Theo Ifeng.com, đũa cũng giống như bàn chải đánh răng hay khăn tắm, cần được thay mới thường xuyên. Nhiều người cho rằng đũa có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần thay đổi. Tuy nhiên, theo chuyên gia tư vấn, chúng ta nên đổi đũa mới sau 6 tháng sử dụng. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Sử dụng đũa quá lâu có thể gây ung thư gan
Đũa dùng một lần là khá phổ biến tại quán ăn hay nhà hàng, thậm chí nhiều chị em đôi khi vẫn mua về sử dụng trong những dịp cần thiết. Một số khảo sát và nghiên cứu đã chỉ ra, các loại nấm mốc trong đũa dùng một lần có thể gây nhiễm trùng, ngộ độc, ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, nếu dùng lâu dài còn có thể dẫn tới ung thư gan.
Vậy, các loại đũa dùng lâu dài có an toàn? Đa phần chúng ta cho rằng, sau khi sử dụng, chỉ cần rửa và phơi khô là đảm bảo. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn có thể phát triển bình thường, ví dụ như vi khuẩn aureus, E. coli, đặc biệt khi bạn bảo quản đũa trong các ngăn tủ quá kín và thiếu sáng. Đây cũng là yếu tố có thể dẫn tới ung thư mà không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa
Dùng đũa trong bao lâu là an toàn?
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên dùng đũa từ 3 đến 6 tháng, sau đó nên thay mới. Khi màu sắc cũng như chất lượng đũa đã kém đi, tốt nhất bạn nên thay cho gia đình mình một bộ đũa mới.
Màu đũa thay đổi không chỉ chứng minh chất liệu sản xuất đũa bị mòn theo thời gian do thực phẩm và chất tẩy rửa, "thủ phạm" nghiêm trọng gây ra vấn đề này chính là vi khuẩn, nhân tố làm thay đổi màu đũa và dẫn tới bệnh tật.
Tuyệt đối không sử dụng đũa mốc
Chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện đũa mốc bằng cách quan sát, đặc biệt là các loại đũa tre sáng màu. Đũa tre là môi trường sống ưa thích của các loại nấm mốc, từ độ ẩm cho đến chất liệu đều phù hợp để vi khuẩn sản sinh nếu chúng ta không biết bảo vệ đúng cách.
Vậy nên, khi thấy đũa có dấu hiệu mốc, cần bỏ ngay lập tức. Bạn cũng có thể phát hiện đũa không còn an toàn nếu thấy có những dấu hiệu như đũa cong hơn bình thường hoặc có mùi hôi, chua khó chịu
Bảo quản đũa thế nào?
Môi trường ẩm ướt sẽ sản sinh vi khuẩn, vậy nên, tuyệt đối không được để đũa bị ẩm quá lâu. Sau khi rửa sạch, bạn cần đảm bảo đũa được phơi ở một môi trường khô ráo và sạch sẽ. Quá trình này giúp loại bỏ các loại nấm mốc gây hại cho cơ thể. Đôi khi bạn có thể cho đũa vào nồi nước sôi, nấu trong 30 phút, 1 tuần nên áp dụng 1 lần. Sau đó sấy khô, phương pháp này sẽ tiêu diệt vi khuẩn trong đũa.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...