Máu nhiễm mỡ - 'sát thủ' thầm lặng

Thứ 7, 18/06/2016 | 09:13:43
734 lượt xem

Máu nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bởi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não...

Xã hội phát triển, con người cuốn vào guồng quay công việc mà không có thời gian chăm sóc bản thân. Nhiều người tìm đến các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều đường như một giải pháp tiết kiệm thời gian và thói quen này vô tình gây ra bệnh béo phì, bệnh máu nhiễm mỡ.
Bệnh có xu hướng trẻ hóa
Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu bia ở VN lên đến mức đáng báo động với số lượng hàng tỉ lít bia được tiêu thụ mỗi năm đã đẩy cao thêm số lượng người bị máu nhiễm mỡ do bia rượu. Một điều đáng lo ngại là trước đây bệnh máu nhiễm mỡ thường có tỷ lệ cao ở những người trên 60 tuổi thì ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Mặc dù bệnh có thể thường gặp ở người già nhưng không có nghĩa là người trẻ không bị. Ở những người trẻ, do sức đề kháng tốt hơn nên các triệu chứng bệnh cũng ít biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh chỉ vô tình được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc người bệnh liên tục chóng mặt, hoa mắt, đau đầu...
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà một trong những nguyên nhân chính là do sự lười vận động của người trẻ tuổi. Thay vì chơi các môn thể thao để giải trí, người trẻ tuổi lại ngồi cả ngày trước màn hình máy tính để làm việc hoặc tìm các trò tiêu khiển trên mạng xã hội. Tình trạng này lâu dần khiến cơ thể trở nên lười vận động và từ từ dẫn tới hiện tượng tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng thường có tâm lý chủ quan về sức khỏe khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn và đẩy tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh mỡ trong máu lên cao.
 
Hiểm họa khi máu nhiễm mỡ 2
Gầy cũng bị máu nhiễm mỡ
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Hoài Nam, Cố vấn y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, Phó chủ tịch thường trực Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP.HCM, máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao) thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol triglyceride. Người bị mỡ máu cao không có triệu chứng rõ rệt.
Thông thường, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng bệnh mỡ máu cao chỉ có thể xảy ra đối với những người béo phì, thừa cân do lượng mỡ trong cơ thể có nhiều hơn mức cần thiết, tuy nhiên trên thực tế, tình trạng người gầy bị mỡ trong máu cao cũng khá phổ biến. Nhiều người vẫn cho rằng người gầy thì không bị bệnh mỡ máu cao. Đây là một quan niệm sai lầm. Gầy và mỡ trong máu là hai thông số độc lập với nhau.
Bác sĩ Hoài Nam cho biết việc phát hiện ra bệnh máu nhiễm mỡ phần lớn do khám sức khỏe, do nhập viện vì những bệnh khác, xét nghiệm thấy rối loạn mỡ trong máu, hoặc khi có biến chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp. Bệnh thường diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu và biểu hiện bệnh nhân mới nghĩ đến nguy cơ bị mỡ máu cao, tức là lúc đó đã có biến chứng. Lúc này sẽ có một số dấu hiệu để nhận biết như: Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào; hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ, khó thở có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực, có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày. Có dấu hiệu bất thường như: vã mồ hôi, buồn nôn, đau đầu, choáng hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn hồi hộp, cơ thể phì mập nhưng sức lao động lại giảm sút, thường xuyên mệt mỏi. Một số trường hợp xuất hiện ban vàng dưới da: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.
Dinh dưỡng cho người bị bệnh mỡ máu cao
Theo bác sĩ Hoài Nam, bệnh máu nhiễm mỡ có thể kiểm soát bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, cụ thể là thường xuyên tập thể dục và áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc.
Đó là: nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh (để giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol), các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn... Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn chứa nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khỏe và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao. Ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: gừng, chế phẩm từ đậu nành, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà...
Máu nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bởi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não... Nặng nề hơn nữa là làm vỡ các mảng xơ vữa, lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ và gây ra hiện tượng đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, nếu triglyceride quá cao (>1.000 mg/dl) có thể gây ra viêm tụy cấp.
  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...