Trên toàn thế giới, có rất nhiều người không hề biết gì về nhóm máu của mình. Và dưới đây là một số điều về nhóm máu có thể bạn chưa
Nhóm máu hiếm nhất
Không phải ai cũng biết mình đang mang nhóm máu gì
Có vẻ như mỗi chúng ta đều không biết nhiều thậm chí là không biết gì khi nói đến nhóm máu của mình. Bạn có thể đã nghe nói nhóm máu AB là hiếm nhất, và đó là sự thật khi chỉ nhìn vào 8 sự kết hợp khác nhau của nhóm máu A, B, O, và D+ hoặc D-. Tỷ lệ phần trăm thay đổi một chút tùy thuộc vào nhóm chủng tộc, nhưng theo Trường Y Stanford, 0,6% dân số nói chung có nhóm máu AB-.
Trong khi chúng ta chủ yếu hiến tặng những nhóm máu phổ biến, thì có những người mang nhóm máu cực kỳ hiếm. Người đàn ông duy nhất được xác định là Thomas có nhóm máu rất đặc biệt. Máu của ông không cho kháng nguyên chiếm hữu. Thực tế khiến ông là 1 trong số 40 người được biết là có nhóm máu Rh vô hiệu trên thế giới, và là 1 trong 6 người hiến máu hiếm được biết đến. Nhưng trong khi nhóm máu cho phép ông là người hiến máu phổ biến cho bất cứ ai có nhóm máu Rh hiếm, điều đó cũng có nghĩa là khi ông cần máu thì ông cũng chỉ có thể dùng nhóm máu Rh vô hiệu, từ nguồn máu lưu trữ riêng của mình hoặc từ 5 người khác của câu lạc bộ nhóm máu độc quyền của ông.
Vấn đề không tương thích
Vấn đề không tương thích nhóm máu có thể xảy ra
Khi nói về nhóm máu Rh, vấn đề tương thích là phức tạp hơn khi nó đi kèm với các kháng nguyên.
Không giống như các nhóm máu ABO, những người âm tính với kháng nguyên D hoặc Rh khác tự động dung nạp nhóm máu của mình. Chỉ sau khi tiếp xúc với nhóm máu Rh+, cơ thể họ bắt đầu sản xuất kháng thể với kháng nguyên, và điều đó không luôn luôn xảy ra. Như vậy có nghĩa là một người có nhóm máu Rh- về mặt lý thuyết có thể nhận được máu Rh+ mà không bị cơ thể thải loại, ít nhất là ở lần đầu tiên. Vì tính nguy hiểm của nó nên việc truyền máu kiểu này hầu như không bao giờ được coi là một lựa chọn.
Tình trạng phổ biến hơn nhiều là khi người mẹ có nhóm máu Rh- sinh ra đứa con có nhóm máu Rh+. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, sẽ không có rắc rối nào, nhưng nếu đó là lần mang thai thứ hai, hoặc trước đó người mẹ đã được truyền nhóm máu Rh+, khả năng mẹ đã phát triển kháng thể có thể đi qua nhau thai và tấn công tế bào máu của thai nhi, dẫn đến bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh. Điều này cũng có thể xảy ra ở những em bé không phù hợp với nhóm máu ABO của mẹ, nhưng thường rất nhẹ và hiếm hơn nhiều.
Rất may, không tương thích nhóm máu Rh thường có thể ngăn ngừa được bằng thuốc hoặc kháng thể duy nhất loại bỏ khả năng người mẹ hình thành kháng thể Rh ở lần mang thai đầu tiên.
Câu chuyện tính cách
Sự thật là ở châu Âu và Hoa Kỳ, rất nhiều người không biết nhóm máu của mình. Tại Nhật Bản, nhóm máu là rất quan trọng để nhận dạng như màu tóc của bạn,…
Sự tồn tại của nhóm máu ABO lần đầu tiên được phát hiện vào đầu thế kỷ 20. Ngay sau đó, vào năm 1927, giáo sư Takeji Furukawa ở Tokyo đã công bố một bài báo cho rằng nhóm máu cũng có thể giúp dự đoán đặc điểm tính cách của mỗi chúng ta. Phát hiện này đã giúp ích trong công tác dự đoán và truy tìm tội phạm hình sự.
Câu chuyện chế độ ăn
Chế độ ăn uống tùy thuộc vào nhóm máu
Năm 1996, tác giả người Mỹ Peter J. D'Adamo đã phát hành cuốn sách, trong đó ông tán thành việc chế độ ăn uống của một người tùy thuộc vào nhóm máu của người đó, như người có nhóm máu O chỉ nên ăn chế độ ăn giàu protein chủ yếu từ thịt, cá, gia cầm, trong khi người có nhóm máu A nên làm ngược lại và tránh ăn tất cả các loại thịt.
Một số nguy cơ đối với sức khỏe
Công bằng mà nói nhóm máu không hoàn toàn vô nghĩa đối với sức khỏe toàn thân của chúng ta. Nghiên cứu cho thấy nhóm máu ABO có thể là một yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh.
Những người không có nhóm máu O thường có nồng độ cao hơn các protein chịu trách nhiệm kiểm soát chảy máu, được gọi là yếu tố đông máu. Trong khi các protein này giúp chúng ta nhanh lành vết thương, chúng cũng khiến chúng ta có nguy cơ cao hơn bị huyết khối không cần thiết ở những nơi không mong muốn, như các tĩnh mạch sâu của chân. Đôi khi huyết khối thậm chí có thể vỡ ra và di chuyển tới nơi khác, gây ra bệnh đặc biệt nguy hiểm được gọi là huyết khối tĩnh mạch. Và chắc chắn, những người không có nhóm máu O dễ bị huyết khối hơn gấp 2 lần.
Nghiên cứu khác mới đây cũng cho thấy mối liên quan tương tự giữa các nhóm máu trừ nhóm máu O với bệnh tim mạch cũng như bệnh ung thư. Theo một đánh giá năm 2015, gần 6% tổng số trường hợp tử vong, bao gồm 9% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, có thể được ghi đơn giản là không có nhóm máu O.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...