Lực lượng chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Estonia đang tiến hành thu hồi búp bê Trung Quốc vì chứa hóa chất độc hại phthalate.
Gần đến ngày 1/6, nhu cầu mua sắm đồ chơi cho các bé yêu của các bậc phụ huynh tăng cao. Trên thị trường, với vô số chủng loại đồ chơi, từ đồ chơi tăng trí thông minh, tăng khả năng vận động đến tăng sức sáng tạo, cùng với nguồn gốc xuất xứ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng dường như vô cùng bối rối khi lựa chọn một sản phẩm sao cho an toàn với sức khỏe mà vẫn đáp ứng được sở thích của trẻ.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên đặc biệt cẩn trọng trước những món đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc. Bởi lẽ, từ trước đến này, các sản phẩm đến từ quốc gia này luôn chứa các chất hóa học cực độc, nếu để trẻ tiếp xúc sẽ khiến trẻ mắc các bệnh nguy hiểm.
Mới đây, theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên minh châu Âu, lực lượng chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Estonia đang tiến hành thu hồi búp bê nhựa của Trung Quốc vì chứa hóa chất độc hại phthalate (DEHP) và dibutyl phthalate (DBP).
Búp bê Trung Quôc chứa hóa chất phthalate cực nguy hiểm cho sức khỏe
Sản phẩm mang tên Winter Princess, nhãn hiệu Sparkle Girlz với số model là No.24111 và mã vạch là 884978241111. Chúng thuộc danh mục đồ chơi 86000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Loại búp bê nhựa này cao 10cm và có mái tóc màu tím dài. Mỗi búp bê được đóng gói trong giấy cứng với kích thước 12 x 10 cm.
Giới chức cho biết, nguyên liệu sản xuất búp bê có chứa cả di - (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và dibutyl phthalate (DBP) với nồng độ lên đến 1,2% đến 15,2% so với trọng lượng. Những chất phthalate này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Phthalates được sử dụng để giúp nhựa dẻo và bền hơn, nó cũng được dùng làm chất hòa tan, thường có mặt trong các sản phẩm nội thất ô tô, gạch lát sàn, áo mưa, giả da, sản phẩm đóng gói thực phẩm, dung môi làm bóng móng và mỹ phẩm khác…
Đây là lần đầu tiên thế giới có một nghiên cứu khá quy mô đối với sự tác động của phthalates đối với trẻ ở độ tuổi chưa đi học. Kết quả là những đứa trẻ lên 3 (được theo dõi từ khi còn nằm trong bụng mẹ với phát hiện phthalates trong nước tiểu của bà mẹ mang thai) có lúc tính khí thất thường, hay lo sợ, lo lắng, có trường hợp hay kêu đau đầu, đau dạ dày…
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của phthalates, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Có bằng chứng cho thấy hóa chất này tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Phthalates còn giảm testosterone (kích thích tố sinh dục nam) quan trọng cho việc phát triển giới tính nam. Những phát hiện này ít nhất là một cảnh báo mới trong khi thế giới vẫn tranh cãi về tác hại phthalates và có nên cấm sử dụng loại hóa chất này hay không.
Theo quy định REACH, DEHP, DBP và BBP phthalates đều bị cấm trong tất cả các đồ chơi và chăm sóc trẻ em. Hiện sản phẩm búp bê Trung Quốc nói trên đã bị thu hồi trên toàn thị trường Estonia và các cơ quan chức năng cảnh báo các bậc phụ huynh nên lưu ý dấu hiệu thay đổi sức khỏe của trẻ nếu đã từng sử dụng đồ chơi này.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...