Ô nhiễm không khí tàn phá sức khỏe người dân thế nào?

Thứ 5, 28/04/2016 | 08:03:22
1,158 lượt xem

Theo các chuyên gia, sự ô nhiễm không khí bao gồm cả trong nhà (do đốt than, củi để đun nấu, sưới ấm ở chỗ lưu thông kém) và môi trường (chủ yếu do sản xuất công nghiệp, ô nhiễm đô thị, giao thông đường bộ. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bằng nhiều cách, từ ngắn hạn và lâu dài…

Theo các chuyên gia, sự ô nhiễm không khí bao gồm cả trong nhà (do đốt than, củi để đun nấu, sưới ấm ở chỗ lưu thông kém) và môi trường (chủ yếu do sản xuất công nghiệp, ô nhiễm đô thị, giao thông đường bộ. Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bằng nhiều cách, từ ngắn hạn và lâu dài…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết thời gian qua vấn đề  sức khỏe môi trường luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới bởi những tác động của môi trường với sức khỏe hết sức khủng khiếp. Bởi theo Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe môi trường là ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến con người theo khía cạnh sức khỏe, bệnh tật và thương tật, bao gồm các ảnh hưởng trực tiếp đến con người bởi nhiều tác nhân vật lý, hóa học, sinh học… “Những ngày qua dư luận quan tâm, lo lắng về trước thông tin thủy ngân trong không khí. Trong y văn, thủy ngân có nhiều tác động có hại cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân xem những tác động đó ở khu vực nào và ở mức độ nào để có phương án phòng tránh”- ông Khuê nói.

Không khí ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến giao thông đi lại mà còn ảnh hưởng sức khỏe của người dân

Một chuyên gia của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) cho biết, thực tế y học ghi nhận nhiều bệnh tật về đường hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, hơi khí độc CO, CO2... Đây được coi là tác nhân này gây ra các bệnh: viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản...

"Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường được Bộ Y tế được giao là đầu mối để tìm hiểu các bệnh nghề nghiệp liên quan đến các yếu tố này, bao gồm những người lao động trong môi trường độc hại, như người lao động ở khu vực hầm mỏ, thậm chí cả những người bán xăng... để đưa ra các biện pháp phòng, tránh, hướng dẫn các khoa khám chữa bệnh nghề nghiệp tại các bệnh viện"- vị chuyên gia nói.

TS Chu Thị Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, không khí ô nhiễm có tác động mạnh tới hệ hô hấp và là tác nhân gây nên nhiều bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp, phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đặc biệt với trẻ nhỏ. Tuy nhiên ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp như thế nào phải có các nghiên cứu đánh giá cụ thể.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – chuyên gia nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) thông tin thêm, không khí ô nhiễm rất bất lợi cho các cơn hen phế quản cấp tính, đặc biệt cơn hen của trẻ nhỏ: “Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhi bị khó thở, hắt hơi dị ứng, viêm mũi dị ứng do yếu tố khói bụi, môi trường. Ngoài ra, khói bụi cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ, viêm xoang, viêm mũi dị ứng kéo dài...

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi không khí ô nhiễm

PGS Dũng cũng khuyến cáo, người dân cần tự bảo vệ mình khỏi ô nhiễm không khí như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ thoáng khí, không đốt than, đun bếp ở nơi không có sự lưu thông không khí. Khi ra đường cũng nên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nếu không có việc cần thiết thì không nên tới các nơi nhiều khói bụi. Đặc biệt không dẫn theo trẻ em đến các nơi đông đúc, môi trường ô nhiễm. Những người có tiền sử viêm mũi, dị ứng, viêm phế quản càng cần giữ cho “đường thở” của mình được sạch sẽ, không dính đến khói bụi.

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí đã có nhiều ý kiến cho rằng, những người hay có thói quen đi tập thể dục buổi sáng nên vừa tập thể dục vừa phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một bác sĩ về đường hô hấp cho biết, không khí chỉ ô nhiễm khi có sự lưu thông của các phương tiện giao thông, thải ra khói bụi nhiều. Do đó, người dân không nên bỏ tập thể dục sáng sớm vì việc tập thể dục sẽ giúp nâng sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật. Tập thể dục giúp lưu thông không khí trong phổi, tăng oxy trong máu, nếu bịt khẩu trang thì sẽ mất đi tác dụng vô cùng quan trọng này. Tuy nhiên, người dân chỉ cần chọn nơi tập thể dục có nhiều cây xanh, ít xe cộ đi lại để tránh khói bụi, tiếng ồn là đủ. Chỉ khi thời tiết quá lạnh thì người già không nên tập thể dục sớm, tránh gặp hiện tượng co mạch, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, huyết áp cao…                                              

 

 
  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...