Tập luyện thể thao là một thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe , giữ gìn vóc dáng và phòng chống bệnh tật. Nhưng có lẽ rất ít trong chúng ta biết rằng một số lỗi trong khi tập thể dục có thể gây hại cho sức khỏe. Sau đây là một vài lỗi chúng ta thường xuyên mắc phải khi tập luyện hàng ngày.
1. Tập cho đến toát mồ hôi mới có hiệu quả
Nhiều người có thói quen tập luyện đến khi nào toát mồ hôi khắp người mới dừng lại. Trên thực tế, chúng ta không nên đánh giá hiệu quả vận động bằng cách xem có ra mồ hôi hay không ? Bởi có người tuyến mồ hôi rất nhạy, vừa tập một lúc đã đầm đìa mồ hôi nhưng có người tuyến mồ hôi không nhạy nên tấp rất lâu mà cũng không ra mồ hôi. Vì vậy, chúng ta nên tự đánh giá thể lực của mình để lựa chọn phương pháp tập vừa sức
2. Sau khi tập thể thao thì để mồ hôi tự khô
Chúng ta thường bị ra mồ hôi ướt áo sau khi tập. Có người cứ mặc nguyên như vậy để quần áo tự khô. Nhưng như thế dễ gây nên bệnh phong thấp và viêm khớp. Tốt nhất là chúng ta nên lau khô người và thay quần áo sạch sau khi tập thể thao.
3. Uống nhiều nước sau khi tập luyện
Vì mất nhiều mồ hôi sau khi tập nên chúng ta nghĩ là cần uống thật nhiều nước để bù đắp lại. Nhưng uống quá nhiều nước như vậy sẽ gây áp lực cho tim cho hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa. Uống nước nhiều quá còn gây mất muối dẫn đến co giật, chuột rút. Sau khi tập xong cũng không nên uống nước lạnh ngay. Vì khi tập thể thao khiến máu dồn về cơ bắp và thoát ra ngoài cơ thể. Khi ấy hệ tiêu hóa sẽ bị thiếu máu tạm thời. Uống nước lạnh vào làm hạ nhiệt độ dạ dày, làm nhạt dịch vị, làm tổn thương chức năng sinh lý của da dày. Nhẹ thì gây đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây viêm dạ dày cấp tính.
4. Tắm nước lạnh ngay sau khi tập luyện
Trong mùa hè nóng bức mà được xả nước mát lên người sau thời gian tập luyện căng thẳng sẽ tạo cho cơ thể cảm giác dễ chịu. Sau khi tập luyện, cơ thể sản sinh ra rất nhiều nhiệt lượng, các lỗ chân long cũng nở hẳn ra để tản nhiệt nhanh hơn. Nếu bị dội nước lạnh đột ngột, các lỗ chân lông này sẽ bị co vào lập tức và gây rối loạn chức năng nội tạng, làm mất cân bằng hệ thống điều tiết nhiệt độ của não, gây ra một số triệu chứng đau đầu, mệt mỏi. Những người tiềm ẩn bị nguy cơ tim mạch như người cao tuổi, người mắc bệnh cao huyết áp, người béo phì hoặc người nghiện thuốc càng cần phải chú ý.
5. Bụng đói đi tập buổi sáng
Nhiều người có thói quen tập thể dục sáng sớm mà trong bụng không có chút thức ăn nào. Họ cho rằng như vậy sẽ giúp giảm béo và hấp thu được nhiều không khí trong lành hơn. Nhưng năng lượng cung cấp cho sự vận động khi đói bụng chủ yếu dựa vào sự đốt cháy lipid . Tập luyện mạnh ngay sau một đêm ngủ dài mà không ăn lót dạ sẽ làm thiếu năng lượng, thiếu máu lên não, gây khó chịu . Lúc đó Axit béo tự do trong máu sẽ tăng lên mạnh, gây áp lực lên cơ tim, gây rối loạn nhịp tim, co thắt tim, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi . Người có thói quen tập thể dục buổi sáng nên ăn một chút đồ ăn ấm nóng, mềm mại như sữa đậu nành, sữa bò , bánh ngọt trước khi tập.
6. Tập thể dục khi trời có sương mù
Sương mù không tốt đối với cơ thể vì trong sương mù chứa nhiều axit , kiềm , muối , hạt kim loại nặng , bụi, vi sinh vật gây bệnh…. Thậm chí , ở những vùng ô nhiễm đôi khi trong sương mù có chứa các hóa chất độc nặng như SO2, tạo thành mưa axit gây tử vong. Vì vậy tốt nhất không nên đi ra ngoài tập luyện khi trời sương mùa.
7. Tập buổi sáng làm tăng khả năng bị bệnh tim
Vào buổi sáng, nồng độ các tiểu cầu có tác dụng làm đông kết máu thường cao hơn bình thường. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao bệnh tim hay phát vào khoảng thời gian từ 6h đến gần trưa. Thông thường , tỉ lệ phát bệnh vào buổi sáng cao gấp 3 lần sao với khung thời gian khác trong ngày. Vì vậy nguyên nhân phát bệnh là do thời gian chứ không phải do luyện tập. Tập luyện điều độ sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật.
8. Tập buổi tối tốt hơn tập buổi sáng
Cơ thể chúng ta thường dễ đạt được thành tích cao vào buổi chiều tối hơn là buổi sáng. Đó là do sự vận động cơ bắp có liên quan mật thiết đến thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể lên cao hơn khoảng 1 – 2 độ vào buổi chiều tối và hạ thấp xuống vào buổi sáng sớm. Đây là lý do vì sao các vận động viên thường chon thời giant hi đấu vào buổi chiều tối. Nhưng người thường như chúng ta tập luyện để đem lại sức khỏe cho cơ thể chứ không phải là để thi đấu nên vấn đề là tìm được thời gian luyện tập phù hợp với thói quen sinh hoạt của mình. Tập vào buổi sáng hay buổi tối cũng đều có tác dụng cho cơ thể bạn.
9. Tập đến khi đau nhức thân mình mới tốt
Nhiều người rất thích thú với cảm giác đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện và cho rằng đây là tiêu chí minh chứng cho hiệu quả của việc tập luyện. Đau cả mảng cơ thì là do axit lactic tích tụ gây nhức nhối ,sẽ giải tỏa được dần dần bằng cách tiếp tục tập luyện. Nhưng nếu đau nhức kéo dài và trầm trọng thì tức là đã tập quá mức chịu đựng của cơ thể , nên giảm bớt cường độ tập luyện.
10. Bị cảm vẫn kiên trì luyện tập
Nhiều người cho rằng, tập cho ra mồ hôi thì nhanh cảm hơn. Những người bị cảm không phải do virus, dấu hiệu là chảy nước mũi thì có thể chạy để nhanh khỏi cảm. Còn những người cảm do virus thfi không được luyện tập quá sức, mà cần phải nghỉ ngơi, uống nước đầy đủ.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...