10 nguyên tắc đẩy lùi bệnh tật

Thứ 6, 25/12/2015 | 08:51:16
1,005 lượt xem

Theo các chuyên gia y tế, muốn duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh tật, hãy thực hiện những cách sau.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính có 16% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và rất nhiều các bệnh từ thực phẩm có thể được ngăn ngừa bằng hành động rất đơn giản.

 

10 nguyen tac day lui benh tat hinh 0

Rửa tay

Khi rửa tay bạn cần đảm bảo chà tay bằng xà phòng khắp bề mặt tay, sau đó làm sạch các kẽ ngón tay hay dưới móng tay của bạn, cần rửa tay ít nhất 20 giây mới đủ thời gian làm sạch các bề mặt trên tay. Sau khi rửa tay có thể lau khô bằng giấy, khăn sạch hoặc máy sấy.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trên bề mặt tay nắm cửa hay vòi nước có rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở các nhà vệ sinh công cộng. Nên sau khi đã rửa tay sạch, có thể dùng khăn giấy để tắt vòi nước hay mở cửa nhà vệ sinh, đảm bảo việc vệ sinh tay tốt nhất. Sau đó, rửa sạch và lau khô tay của bạn bằng cách sử dụng một máy sấy không khí hoặc khăn giấy hoặc khăn sạch.

Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, ngủ không đủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư và làm suy yếu các chức năng của cơ thể như trí nhớ hay hệ miễn dịch.

Một số bằng chứng cho thấy thiếu ngủ còn làm cho bạn dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm, và nhiễm các loại virus khác.

Tiêm phòng cúm

Đối với những người mắc bệnh ung thư, các phương pháp điều trị căn bệnh này thường làm hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm, dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm hay cảm lạnh. Chính vì vậy Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh ung thư nên tiêm phòng cúm, trừ khi có một lý do nào đó (như phác đồ điều trị ung thư quy định không được dùng vaccin đó).

Người bệnh hoặc người bình thường khi tiêm vắc xin cúm phải đến các cơ sở y tế, không nên tự ý tiêm tại nhà.

Tham gia hoạt động thể chất vừa phải

Các nghiên cứu chỉ ra, vận động có thể cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.

Tuy nhiên, nên tập thể dục với cường độ vừa phải, không nên tập mạnh, điều đặc biệt cần chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng, sức khỏe và tình trạng bệnh.

Một trong những cách đơn giản nhất để đo cường độ tập thể dục thích hợp cho bạn là dựa vào các bài kiểm tra nói chuyện. Bài tập phù hợp là khi bạn vừa vận động vừa có thể nói chuyện rõ ràng, nhưng không thể hát được. Nếu bạn tập thể dục mà chỉ nói một vài từ là phải thở mạnh thì bạn đang tập quá sức của mình.

Bổ sung vitamin D

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Nhiều người cho rằng, vitamin D là “thuốc của thế kỷ 21". Đó là do các nghiên cứu đã cho thấy vitamin D có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, nó không chỉ hỗ trợ hệ miễn dịch tối đa hóa chức năng cơ bắp, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, từ đó phòng tránh bệnh tật.

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy các thụ thể vitamin D trên hầu hết các tế bào trong cơ thể, nên đây là loại vitamin rất cần thiết cho hoạt động của tế bào.

Giữ đường hô hấp ấm

Đặc biệt trong mùa lạnh, hệ hô hấp cần được giữ ấm. Virus gây bệnh cảm lạnh thường có khả năng bùng phát khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thấp, vì vậy mùa thu, đông con người dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp hơn các mùa khác.

Ngoài ra với độ ẩm trong không khí thấp làm màng nhầy của mũi bị khô lại, làm bạn dễ mắc bệnh Làm cho khoang mũi của bạn có đủ độ ẩm là tạo cho nó một cơ chế phòng vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm không khí bớt khô, nhưng lưu ý vệ sinh máy để tránh đưa vi khuẩn vào phòng.

Dùng “siêu thực phẩm”

Đó là những loại thực phẩm có nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động. Hầu hết các loại rau và hoa quả được coi là siêu thực phẩm, chúng là những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như selen hay axít béo omega-3 . Các loại hạt, cá hồi , mầm lúa mì là những thực phẩm luôn được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Tránh những nơi đông người

Ảnh minh họa

Càng nhiều người tập trung ở không gian đông người như nhà hàng, trung tâm thương mại... thì nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm càng cao do không gian chật hẹp, khép kín, lưu thông không khí kém. Đối với người khỏe nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm không cao, nhưng khi cơ thể suy yếu, tụ tập ở những nơi đông người càng làm tăng thêm khả năng mắc bệnh. Vì vậy nên hạn chế tập trung ở chỗ đông người khi không cần thiết.

Giữ cho bếp sạch và sử dụng thực phẩm an toàn

Theo CDC, mỗi năm có khoảng 48 triệu người Mỹ bị bệnh do thực phẩm, và khoảng 3.000 người chết vì bệnh từ thực phẩm. Để hạn chế tối đa những nguồn gây ngộ độc hoặc ô nhiễm thực phẩm trước hết bạn cần đảm bảo căn bếp của mình được sach sẽ. Thường xuyên vệ sinh những nơi chế biến thức ăn nhất là sau khi chế biến các loại thực phẩm sống.

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn là người nghiện thuốc lá, cách tốt nhất để tránh mắc bệnh là bỏ thuốc hoặc khuyến khích người thân của mình bỏ thuốc. Bởi hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư phổi mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác, kể cả cảm lạnh và nhiễm virus. Thuốc lá làm suy giản hệ miễn dịch của bạn, đây chính là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn xâm nhập./.

Theo Sức khỏe và Đời sống
  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...