Cua ghẹ là món ăn ngon nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khôn lường tới sức khỏe.
Gây dị ứng
Cua, ghẹ là loại hải sản rất giàu dinh dưỡng, giàu omega-3, omega-6, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể … tốt cho hệ tim mạch, hệ miễn dịch, xương khớp, hệ tiêu hóa.
Nhưng nếu ai dị ứng với hải sản chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến ngứa ngáy toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tụt huyết áp, hôn mê.
Thậm chí, có nhiều người còn tử vong vì ăn hải sản nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nếu ai dị ứng với hải sản chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến ngứa ngáy toàn thân, nổi mề đay, đau đầu, chóng mặt, khó thở, tụt huyết áp, hôn mê.
Không tốt đối với người mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận
100g thịt cua có chứa tới 691mg natri, thỏa mãn 29% nhu cầu về loại chất này đối với cơ thể mỗi ngày.
Những người mắc bệnh tiểu đường , bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ vì sự hiện diện của natri với hàm lượng cao trong cơ thể có thể khiến cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.
Làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc
Thịt cua giàu Đồng và Selen nên có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người đang sử dụng thuốc.
Quá nhiều Đồng trong cơ thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, quá nhiều Selen làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau(thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
Ăn cua trong khi dùng thuốc chống đông máu (như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.
Nguy cơ gây nhiễm độc, ngộ độc
Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm dễ chứa 2 loại độc tố nguy hiểm là chất độc dioxin và PCBs nếu loại hải sản này nằm trong vùng biển ô nhiễm.
Theo đó, 2 loại chất độc trên có thể gây phát ban, làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư , thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật nếu phụ nữ mang thai ăn phải.
Nếu cua ghẹ không còn tươi sống hoặc không được chế biến đúng cách sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy.
Ai không được ăn?
Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mà mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ (vì 100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày). Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh gout, viêm khớp (do tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp) ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.
Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.
Theo: tintuc.vn
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...