Người đứng đầu Chính phủ đã lắng nghe, đối thoại và giải quyết 'nóng' một số kiến nghị của các nhà khoa học trẻ tại buổi gặp gỡ sáng 11/9.
Rất nhiều tâm tư, ý kiến thẳng thắn của các nhà khoa học trẻ đã được nêu ra tại buổi gặp mặt với Thủ tướng do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức sáng nay.
Từng là du học sinh tại Nhật Bản, TS Nguyễn Quốc Định, giảng viên Học viện Kỹ thuận quân sự nêu thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam rất khác ở Nhật Bản và một số nước phát triển. Cụ thể, ở Nhật Bản việc nghiên cứu tại trường đại học chủ yếu là khoa học cơ bản, sản xuất và đưa sản phẩm đó ra thị trường cho các doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam từ nghiên cứu cơ bản đến sản xuất các trường đại học đều phải thực hiện.
Hơn thế, theo TS Định ở một số nước, các trường đại học thường được sự hỗ trợ tài chính từ các doanh nghiệp cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, điều này gần như không có ở Việt Nam. "Đề nghị Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận đầu tư ngược lại cho giáo dục khoa học công nghệ", TS Định đề xuất.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Định, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự nêu lên nhiều khác biệt của nền khoa học Việt Nam so với thế giới. Ảnh: Giang Huy |
Đến từ Đại học Quốc gia TP HCM, TS Phạm Văn Phúc chỉ ra những bất cập liên quan đến chính sách khoa học công nghệ. Theo TS Phúc, hơn 10 năm nghiên cứu khoa học, làm chủ nhiệm nhiều đề tài các cấp, nhận thấy ngày càng có nhiều chính sách, quy định ràng buộc nhà khoa học. "Tôi có cảm tưởng có nhà quản lý không tin tưởng các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trẻ nói riêng. Điều này gây ra sự chán nản và là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến các nhà khoa học khu vực nhà nước bỏ ra các doanh nghiệp làm", TS Phúc thẳng thắn nêu.
Nghiên cứu ngành khoa học xã hội nhân văn và là nhà khoa học nữ, nhưng TS Phạm Phương Chi (Viện Văn, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đề nghị cần có những đánh giá công tâm, khách quan bằng công trình, đề tài nghiên cứu chứ không phải bằng những ưu ái cho định kiến về giới.
Nhà khoa học trẻ đến từ Viện Văn cho rằng, những người làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn có nhiều thiệt thòi. Lương theo định mức và hệ số của nhà nước, dù có bằng thạc sỹ, tiến sỹ hay trong quá trình công tác có bao nhiêu công trình hay bài báo trong nước và quốc tế thì 3 năm cũng mới lên lương một lần. "Dù biết người làm khoa học phải có đam mê vượt lên những chờ mong về vật chất. Nhưng đôi khi cũng cảm thấy lạc lõng và hoang mang", nhà khoa học trẻ bộc bạch.
Từng được bình chọn là công dân tiêu biểu của TP HCM, có 5 sáng chế được công nhận ở nước ngoài, TS Nguyễn Bá Hải (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM) đã làm hội trường nhiều lần thích thú vỗ tay với những ý tưởng độc đáo, sự say mê nghiên cứu khoa học.
Bài phát biểu của TS Hải nhiều lần được Thủ tướng đề nghị làm rõ hơn các vấn đề như sáng kiến chế tạo máy pha cà phê, chế tạo rô bốt và đặc biệt thiết bị dẫn đường cho người mù. Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ cùng Trung trung ương Đoàn phối hợp cùng TS Hải sản xuất thiết bị dẫn đường cho người mù và cung cấp miễn phí cho những trường hợp gia đình nghèo và cận nghèo.
Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ với các nhà khoa học trẻ tại cuộc gặp. Ảnh: Giang Huy |
Lắng nghe tâm tư của các nhà khoa học trẻ, Bộ trưởng Khoa học Nguyễn Quân cho rằng thành công của họ truyền cảm hứng và niềm tin về tiềm năng khoa học công nghệ của nước nhà. Bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận những người làm khoa học, đặc biệt là nhà khoa học trẻ còn gặp nhiều khó khăn, thiết bị nghiên cứu lạc hậu, kinh phí không có, tiền lương ít nên có thể chưa chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học.
Bộ trưởng nhấn mạnh, việc thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhà khoa học trẻ là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. “Các nhà khoa học trẻ hãy mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nguồn lực nhà nước, đồng thời tự tin hơn trong tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Nhà nước đang tạo điều kiện tối đa, tạo ra những môi trường làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học trẻ”, bộ trưởng nói.
Đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học nói chung và nhà khoa học trẻ nói riêng đối với sự phát triển của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho khoa học phát triển. Lãnh đạo Chính phủ cho rằng, đất nước đang trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên cần có sự đóng góp to lớn của khoa học công nghệ. "Tôi muốn nhấn mạnh, nếu không có khoa học tiên tiến hiện đại, không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể thực hiện mục tiêu cao cả", Thủ tướng nói.
67 nhà khoa học gặp mặt Thủ tướng là những người có nhiều đóng góp cho ngành, tuổi đời không quá 35. Ảnh: Giang Huy |
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn sự kiện gặp gỡ các nhà khoa học trẻ sẽ là sự kiện thường niên. "Chính phủ sẽ làm hết mình và với trách nhiệm cao nhất để thúc đẩy để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ. Tương lai nền khoa học phụ thuộc vào các nhà khoa học trẻ", Thủ tướng nói.
Chia sẻ cảm xúc sau cuộc gặp mặt, Nguyễn Trọng Nhật Quang (nhà khoa học trẻ nhất cuộc gặp mặt) cho biết anh thực sự xúc động khi được đứng cùng hàng ngũ với những bậc đàn anh trong giới khoa học. "Việc Bộ Khoa học tổ chức để các nhà khoa học trẻ gặp mặt Thủ tướng thể hiện sự quan tâm sâu sát từ phía Chính phủ đối với những người làm công tác nghiên cứu, sáng tạo như chúng tôi", kỹ sư trẻ nói và hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều cuộc gặp mặt hơn để người đứng đầu Chính phủ có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà khoa học trẻ. Lĩnh vực mà anh nghiên cứu là quân sự, có nhiều sản phẩm không được công bố rộng rãi như các nghiên cứu thuộc lĩnh vực dân sự, đời sống xã hội. Nhà khoa học trẻ cũng mong muốn Chính phủ sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho các công ty quốc phòng có thể lấn sân sâu hơn vào những mảng dân sự để đẩy mạnh phát triển những sản phẩm mà các anh đang nghiên cứu. |
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...