Ung thư đại trực tràng (ruột già) là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ 2 sau ung thư phổi. Nếu được phát hiện sớm, ung thư đại trực tràng có thể chữa khỏi. Tuy vậy, thực tế, đa phần bệnh nhân đến khám ung thư đại trực tràng khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn.
Những dấu hiệu không thể bỏ qua
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý gây ra do các tế bào niêm mạc lót ở bề mặt phân chia không kiểm soát được dẫn đến u ác tính. Tỉ lệ mắc bệnh khác nhau theo vùng, địa lý nhưng thường gặp ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, theo ghi nhận, tại TPHCM năm 2011, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3. Ung thư đoạn trực tràng xích – ma và trực tràng phổ biến hơn cả, chiếm 60%.
Theo BS. CKI. Vương Đình Thy Thảo, Bệnh viện Chợ Rẫy, đến nay, ung thư đại trực tràng vẫn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh tăng dần đến 80 tuổi (chiếm 90%). Bệnh cũng dễ gặp ở những người có người thân bị ung thư đại trực tràng hoặc bệnh đa polyp tuyến có tính chất gia đình, những người có bệnh lý viêm ruột. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, người béo phì, lười vận động…cũng dễ mắc bệnh.
Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có dấu hiệu rõ ràng. Sau đó, ung thư đại trực tràng có những triệu chứng cảnh báo điển hình như: thiếu máu, chóng mặt khi thay đổi tư thế; đi cầu có phân dính máu; đau bụng âm ỉ; thay đổi thói quen đi cầu (tiêu chảy, táo bón xen kẽ). Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân dễ gặp các triệu chứng: tắc ruột, sụt cân, mệt mỏi,…
Ai cần tầm soát ung thư đại trực tràng?
Theo bác sĩ Vương Đình Thy Thảo cách hiệu quả nhất để phát hiện và điều trị bệnh ung thư đại trực tràng là tầm soát căn bệnh này khi chưa có những dấu hiệu kể trên. Tầm soát sớm còn giúp sớm phát hiện và cắt đi các polyp tuyến để phòng ngừa các polyp này phát triển thành ung thư.
Tất cả những người trên 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, nên tầm soát sớm hơn ở những trường hợp có nguy cơ cao: người có người thân ruột mắc ung thư đại trực tràng, gia đình có tiền căn bệnh polyp đại tràng, người mắc một số hội chứng di truyền như Lynch; bệnh nhân bị viêm ruột mãn tính, tiền căn có xạ trị vùng bụng chậu vì bệnh khác.
Hiện nay, phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng khá đa dạng: tìm máu trong phân (thực hiện 1 lần/năm) soi đại tràng xích – ma, trực tràng (5 năm/lần) hoặc soi toàn bộ đại tràng (10 năm/lần). Soi toàn bộ đại tràng là phương pháp tầm soát tốt nhất, có thể khảo sát hết toàn bộ đại tràng. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên tầm soát bằng phương pháp soi toàn bộ đại tràng, bắt đầu tầm soát sớm hơn, thời gian tầm soát gần nhau hơn.
Thịt đỏ, thịt chế biến làm ung thư đại trực tràng xấu hơn
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được qua chế độ ăn uống, vận động .Với những bệnh nhân có polyp đại tràng dài hơn 1cm, nên cắt đốt polyp nội soi để ngăn ngừa sự phát triển thành ung thư.
Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá; thực hiện một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau quả, giảm chất béo, bổ sung vitamin B6, D, axit folic, canxi, dầu cá omega – 3 là cách tốt để tăng cường miễn dịch và ngừa ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng đến 24%.
Ngoài ra, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, thịt đỏ (thịt của nhóm động vật có vú: bò, heo, dê…), thịt chế biến làm ung thư đại trực tràng xấu hơn. Các nhà khoa học cho rằng, thịt đỏ chứa nhiều mỡ bão hòa, có liên hệ với ung thư đại trực tràng. Các chất sinh ung thư cũng dễ sinh ra trong quá trình chế biến thức ăn. Vì vậy, nên hạn chế ăn thịt nướng cháy than, nấu thịt ở nhiệt độ quá cao, các loại thịt qua chế biến như lạp xưởng, thịt xông khói.
Theo Khương Quỳnh
Lao động
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...