Uống quá ít nước cũng nguy hiểm như uống rượu, bia

Thứ 4, 13/05/2015 | 08:04:36
729 lượt xem

Một nghiên cứu mới phát hiện, việc cầm lái phương tiện giao thông khi cơ thể bạn bị "khát" khô cũng nguy hiểm tương tự như khi bạn đang chịu ảnh hưởng của việc uống bia, rượu.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Loughborough (Anh), khám phá ra rằng, những tài xế xe hơi uống 25ml (vài ngụm) nước/giờ đồng hồ, thay vì mức khuyến nghị 200ml nước/giờ, gây lỗi nhiều gấp 2 lần mức của các tài xế hấp thu lượng nước đầy đủ. Điều này đồng nghĩa, việc để cơ thể "khát" nước cũng gây tác động tiêu cực đến chúng ta như khi chúng ta bị say rượu cồn.

nước, mất nước, dưỡng ẩm Vậy, nước quan trọng đối với cơ thể chúng ta như thế nào?

Theo các chuyên gia, con người cần nước vì chúng ta được tạo thành từ nước. Nước chiếm tới 78% cấu tạo bộ não và 2/3 trọng lượng cơ thể của chúng ta.

Nước là phương tiện vận chuyển các chất cácbon hyđrat, protein và vitamin, vốn giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống cho các bộ phận của cơ thể. Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa của nước là vận chuyển các chất thải ra ngoài cơ thể của chúng ta.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nhìn chung chúng ta đang uống ít nước hơn so với yêu cầu. Một nghiên cứu hồi tháng 3 vừa qua ở Anh cảnh báo, số người phải nhập viện vì bệnh sỏi thận đang tăng lên và việc để cơ thể mất hoặc thiếu nước là nguyên nhân chính.

Các viên sỏi thận hình thành khi canxi trong nước tiểu tích tụ thành các tinh thể trong thận và sau đó bị mắc kẹt trong niệu đạo. Khi một người càng bị mất nước hay thiếu nước, sự tích tụ canxi càng cao, dễ gây ra sỏi thận.

Các dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị mất nước hoặc thiếu nước

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của hiện nước mất nước hoặc thiếu nước là chúng ta cảm thấy khát. Các dấu hiệu phổ biến khác bao gồm cả các cơn đau đầu, ngủ lịm và cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.

nước, mất nước, dưỡng ẩm 

Tần suất tiểu tiện cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo. Những người lớn khỏe mạnh bình thường có xu hướng đi tiểu tiện ít nhất 4 lần/ngày.

Tuy nhiên, cách tốt để biết cơ thể có bị thiếu nước hay không làm giám sát màu của nước tiểu. Nước tiểu màu vàng nhạt là tốt nhất. Màu nước tiểu đậm hơn báo hiệu chất thải này đang cô đặc hơn, đồng nghĩa với việc chủ nhân đang không uống đủ nước.

Chúng ta nên uống bao nhiêu nước?

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu khuyến nghị, phụ nữ nên uống 1,6 lít nước (8 cốc) nước mỗi ngày. Trong khi đó, lượng nước cần hấp thu mỗi ngày ở đàn ông là 2 lít (10 cốc) và trẻ nhỏ là 1,3 lít (6,5 cốc).

Khi nào cơ thể bị mất nước?

Tình trạng mất nước nhẹ hình thành khi chúng ta mất khoảng 1 - 2% thể tích nước bình thường của cơ thể. Chẳng hạn như, đối với một người nặng 70kg, cơ thể chứa 42 lít nước, anh/cô ta bị mất nước nhẹ nếu bị thiếu hụt 840ml hay 4 cốc nước.

Tuy nhiên, ngay cả ở tình trạng mất hoặc thiếu nước nhẹ này, con người bắt đầu cảm thấy lẫn lộn, theo nghiên cứu năm 2010 của Đại học Tufts (Mỹ). Sự tập trung và trí nhớ ngắn hạn bắt đầu bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn, khả năng đánh giá chính xác cảm giác của chúng ta cũng bắt đầu suy giảm, theo nghiên cứu năm 2014 của các chuyên gia tâm thần học thuộc Đại học Barcelona (Tây Ban Nha). Điều này có thể đồng nghĩa, chúng ta sẽ bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về việc bản thân đang trở nên mất nước nghiêm trọng.

Chúng ta nên uống nước có ga hay nước thông thường?

Các loại nước có ga hay nước soda (nước sủi bọt nhờ nén khí cácbonat) nhìn chung cũng có tác dụng "giải khát" cho cơ thể như nước máy thông thường. Hiện có một số lo ngại rằng, nước có ga có thể hủy hoại lượng canxi và làm mỏng xương của người uống, nhưng không có bằng chứng lâm sàng chứng minh điều đó.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, những thành phần khác trong nước ngọt sủi bọt như đường, chất tạo màu và chất bảo quản mới là những "thủ phạm" làm suy giảm canxi trong cơ thể người. Tuy nhiên, các bong bóng trong thứ đồ uống này có thể khiến người uống cảm thấy bị đầy bụng.

Ngoài ra, một số nước khoáng cácbonat chứa lượng muối cao, không thích hợp với bất kỳ ai mắc chứng huyết áp cao.

nước, mất nước, dưỡng ẩm 

... nước nóng hay nước lạnh?

Nhiệt độ của nước sẽ không ảnh hưởng lớn đến mức độ dưỡng ẩm, trừ khi bạn uống nước rất nóng vào một ngày nóng bức, khiến bạn toát mồ hôi nhiều hơn.

Nước đá lạnh có thể giúp làm tăng lượng chất lỏng hấp thu, theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Cardiff (Anh). Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Sports Medicine năm 2012 cũng phát hiện, nước lạnh giúp hạ nhiệt phần thân giữa của các vận động một cách hiệu quả, giúp cơ thể họ ít toát mồ hôi hơn và duy trì tình trạng dưỡng ẩm tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu mắc chứng đau nửa đầu, bạn tốt hơn nên tránh dùng nước đá lạnh. Điều này là vì, ảnh hưởng đột ngột của nước lạnh đối với vòm miệng khiến các mạch máu tới não giãn mở, đưa nhiều máu ấm nóng tới bảo vệ nó. Động thái này tạo ra áp lực lên bộ não và có thể kích hoạt các cơn đau nửa đầu hoặc các chứng đau đầu khác.

Bao nhiêu nước là quá nhiều?

Nếu chúng ta uống lượng nước nhiều hơn mức các quả thận của mình có thể xử lý, nó sẽ dồn ứ trong cơ thể của chúng ta và hòa loãng muối. Điều này có thể gây ra sự thiếu natri trong máu hoặc ngộ độc nước - sự mất cân bằng các chất điện phân quan trọng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.

Tình trạng này có thể nguy hiểm đối với tính mạng của chúng ta. Năm 2008, Andrew Thornton, 44 tuổi, ở Bradford, Anh đã mất mạng vì uống tới 10 lít nước trong 8 tiếng đồng hồ để giải tỏa sự đau nhức nướu răng.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

Vietnamnet.vn

  • Từ khóa
Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án Luật
Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án Luật

Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...