Khi thời tiết chuyển mùa, trời đang lạnh bỗng đột ngột nắng nóng làm trẻ em có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, cảm cúm…
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi, BV Bạch Mai), với kiểu thời tiết này, các bệnh hô hấp trẻ hay mắc là viêm mũi dị ứng (có thể biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan), cảm cúm (rất dễ lây lan khi trời từ lạnh sang nóng, hoặc ngược lại), viêm phế quản (dễ chuyển biến thành nhiễm trùng thứ cấp)…
Đau họng
Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, khiến trẻ nhỏ sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Nếu trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt (vì 38,3 độ C độ tuổi này đã là nghiêm trọng). Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C thì cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng cần khám sớm, nhất là khi thấy các bất thường như sưng (tấy) đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì đau, hơi thở khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Chăm sóc và phòng tránh
- Nếu đau họng nhẹ bác sĩ sẽ cho uống thuốc. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh. Dù ở thể nặng, hay nhẹ cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc, không bỏ thuốc giữa chừng vi khuẩn sẽ tấn công trở lại khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng biểu hiện là trẻ ngứa, giụi mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có đờm), có thể bị nghẹt mũi. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị khó thở, ù tai. Bệnh nhanh chuyển nặng và có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Chăm sóc, phòng tránh
- Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, dạy trẻ cởi bớt áo để không bị nóng quá lúc trời ấm lên.
- Dạy trẻ đánh răng 2 lần/ngày khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cảm cúm
Trẻ nhỏ thể trạng yếu, lại hay được ôm ấp, vuốt ve nên rất dễ bị lây bệnh, nhất là khi thời tiết lạnh đột ngột chuyển sang nắng nóng. Biểu hiện là trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Nếu kèm theo sốt cao thì đưa trẻ đi khám ngay kẻo bị biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.
Chăm sóc và phòng bệnh
- Giữ ấm cho trẻ, nhất là cổ, tay, chân.
- Đảm bảo trẻ ngủ ngon, đủ giấc trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Luôn giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
- Cho trẻ ăn nhiều hoa quả có vitaminC, rau nhiều chất xơ…
- Trẻ sơ sinh cần cho bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.
Hình ảnh bị trẻ bị viêm phế quản. |
Viêm phế quản
Biểu hiện viêm phế quản là trẻ khó thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm chuyển màu vàng trắng là phế quản đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc trẻ bị nhiễm trùng thứ cấp người lớn không nên làm trẻ bị cáu kỉnh, vì trẻ càng cáu, càng hét to thì việc hô hấp sẽ càng gặp khó khăn và có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.
Chăm sóc, phòng bệnh
Trẻ bị viêm phế quản ăn uống kém, hệ tiêu hóa không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế cần nấu các món ăn lỏng để trẻ tiêu hóa dễ hơn. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn.
Nếu trẻ có nhiều đờm, hãy giục trẻ nhổ hết ra ngoài, không nuốt. Dặn trẻ nằm nghiêng, gối cao hơn bình thường cho dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
- Nếu trẻ sốt cao hãy hạ sốt ngay, tuyệt đối không sốt quá 38,5 độ.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát. Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Người lớn đặc biệt chú ý: Khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì tuyệt đối không được hút thuốc vì rất bất lợi cho việc chữa trị.
Trẻ sốt cần theo dõi liên tục, nếu quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt. |
Viêm đường hô hấp trên, dưới
Nguy hiểm nhất là viêm đường hô hấp cấp tính do virus, vì bệnh này khởi phát rầm rộ, dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không có phác đồ điều trị kịp thời dễ để lại những biết chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của trẻ sau này.
Viêm đường hô hấp là một tổ hợp bệnh gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản.
Biểu hiện thường rầm rộ: Sốt cao và thành cơn 39 độ C trở lên, ho, khó thở (nhất là khi viêm thanh quản và bị là rất nặng, trẻ thở rít, khò khè…), sổ mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi nhiều, trong, loãng, không có mủ và không hôi. Dịch mũi làm lan truyền mầm bệnh, lây từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới. Ho thành cơn, ho khan, ho có đờm… Ho cũng là biểu hiện đầu và cuối cùng báo hiệu chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát tốt ho làm trẻ mệt, mất ngủ, nôn trớ…
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Chăm sóc, phòng bệnh
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh kiêng cữ thái quá.
- Bổ sung cho trẻ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước hoa quả, ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
- Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường, kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ.
- Với trẻ quá bé dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch trưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong, thuốc ho thảo dược… giúp làm dịu cơn ho.
Khi nào đưa trẻ đi viện?
- Khi trẻ sốt quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt bằng cách: Lau nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước (cam, chanh tươi, dung dịch orezol… tùy tuổi).
- Nếu chưa thể đưa trẻ đi khám ngay, thân nhiệt không giảm có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt Paracetamol (trung bình là 10 – 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần).
Tốt nhất là dùng thuốc Paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 – 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, bởi độ tuổi này sốt 38,3 độ C đã là nghiêm trọng. Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.
- Theo dõi nhiệt độ liên tục mà thấy tăng nhiệt, trẻ mệt, quấy khóc, khó thở, môi tím tái, có thể nôn, buồn nôn, tiêu chảy… thì có thể trẻ đã mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương đưa trẻ đi bệnh viện sớm.
- Tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
(Theo Gia đình & Xã hội)
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...