Số liệu thống kê của UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc) cho thấy trẻ bị người thân quen xâm hại rất cao, đến 93%. Làm cách nào để bảo vệ trẻ?
Thông điệp của một trẻ em gái để tránh bị lạm dụng tình dục - Ảnh: Duy Minh |
Với văn hoá Á Đông, ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì và người lớn nói chung đều có thể dễ dàng ôm hôn nựng nịu đứa trẻ để tỏ lòng yêu mến. Chúng ta thường hay bỏ qua các cử chỉ thân mật của người lớn đối với các bé trai, bé gái mà không hoàn toàn ý thức được rằng nó có thể tiềm ẩn nguy cơ các bé bị xâm hại tình dục.
Số liệu thống kê của UNFPA (Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc) cho thấy trẻ bị người thân quen xâm hại rất cao, đến 93% và độ tuổi trung bình của trẻ bị xâm hại là 9, lứa tuổi đủ nhận thức để bị tổn thương sâu sắc về tinh thần nếu bị xâm hại. Tỉ lệ bị xâm hại tình dục là 25% ở trẻ gái và 16,66% ở trẻ trai, những con số không khỏi khiến chúng ta giật mình.
Chưa tạo vùng an toàn cho trẻ
Báo chí cũng đã đưa tin nhiều vụ xâm hại do chính người thân như: ông, chú, bác, cậu, anh họ hoặc hàng xóm của nạn nhân thực hiện. Họ có cơ hội làm điều đó vì chúng ta chưa tạo được vùng an toàn cho con mình và chưa giải thích rõ với trẻ về việc tự bảo vệ bản thân khi có nguy cơ bị xâm hại cũng như không quyết liệt đứng lên để ngăn chặn hoặc tố cáo.
Một sự thật đau lòng nữa là vì chủ quan hoặc vì xấu hổ mà đã bỏ qua những lời tố cáo của các con. Chúng ta không thể tin rằng người thân của mình có thể làm điều đồi bại với con mình, sợ hàng xóm biết gia đình mình có người lớn làm bậy, sợ xã hội biết con mình là nạn nhân của xâm hại tình dục.
Bên cạnh đó là tâm lý e ngại tương lai con mình bị ảnh hưởng vì dư luận đàm tiếu. Gia đình luôn sống trong sự xấu hổ vì có một đứa con bị như thế, bố mẹ sống trong sự lo sợ bị dư luận cho rằng mình ăn ở không ra sao nên con cái mới bị như vậy...
Và với nỗi sợ hãi đó, bằng sự bỏ qua không lưu tâm đến lời nói của trẻ, hoặc bằng sự cấm đoán trẻ không được tiết lộ sự việc với ai cũng như không được phản kháng với kẻ làm điều xấu trước mặt đám đông, chúng ta đã đẩy đứa trẻ vào một ngục tù cô đơn.
Xin hãy công bằng mà nhìn nhận sự việc, bản thân trẻ không có lỗi. Lỗi là ở chúng ta không dạy trẻ cách tự bảo vệ, lỗi là ở chúng ta không kiểm soát được hết các nguy cơ tiềm ẩn xung quanh trẻ. Lỗi là ở những người lớn có vấn đề về tâm lý hoặc bị thúc đẩy bởi bản năng bệnh hoạn không bị xã hội cảnh giác và đề phòng, ngăn chặn.
Vậy tại sao lại che giấu cho cái xấu và bỏ mặc nạn nhân là con em chúng ta hoặc con em những người khác, các con đều ở lứa tuổi non nớt ngây thơ và chưa được dạy dỗ để tự bảo vệ mình?
Cần thay đổi nhận thức của mình và thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Biết rõ 5 dấu hiệu báo động và dạy con hiểu rõ các dấu hiệu này để bảo đảm an toàn cho trẻ. Dạy trẻ khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu báo động nào phải ngay lập tức tránh xa người lớn đang thực hiện các hành vi đó và tìm sự trợ giúp của người thân trong gia đình hoặc thầy cô giáo.
1. Báo động Nhìn: khi người lạ nhìn vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ trẻ nhìn vào vùng kín của họ.
2. Báo động Nói: khi người lạ nói chuyện về vùng kín với trẻ.
3. Báo động Đụng chạm: khi người lớn đụng chạm vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ trẻ đụng chạm vào vùng kín của họ.
4. Báo động Bắt cóc: khi người lớn đưa trẻ đến khu vực vắng vẻ mà không được sự cho phép của bố mẹ.
5. Báo động Ôm: ôm ấp trẻ theo cách không đứng đắn nghiêm túc.
Bước 2: Hành động ngay khi thấy một/ các biểu hiện báo động nêu trên
Báo cho gia đình đứa trẻ hoặc chính quyền liên quan.
Trong trường hợp đã xảy ra chuyện xấu nhất, nhất thiết không đổ lỗi cho trẻ.
Bước 3: Chia sẻ kiến thức này với những người xung quanh
Khi bạn đứng lên bảo vệ một đứa trẻ không quen biết, những người không quen biết bạn sẽ bảo vệ con bạn.
Nếu tất cả chúng ta đều nhìn nhận rằng cũng như người lớn, trẻ cần một không gian an toàn quanh bản thân mình và mọi người phải tôn trọng khoảng an toàn đó. Chúng ta có ý thức bảo vệ khoảng an toàn đó cho trẻ thì nguy cơ trẻ bị xâm hại sẽ được hạn chế rất nhiều.
ĐINH THANH PHƯƠNG
Tuoitre.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...