Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ.
- Cảm: Đây là một chứng bệnh phổ biến nhất mà tỏi được “chào hàng” để ra tay trừng trị. Nhiều người bị sổ mũi khẳng định rằng chỉ cần ăn một hoặc vài tép tỏi cũng có thể giúp họ xoay chuyển tình hình.
Các nghiên cứu cho thấy những tinh chất trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa trong cơ thể, qua đó giúp cơ thể giải cảm một cách hữu hiệu và nhanh chóng.
- Ung thư: Tỏi có tác động đáng kể trong việc giảm thiểu tần suất rủi ro mắc các bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm người, động vật và trong ống nghiệm cũng đã cho thấy tỏi có tác dụng kháng ung thư nhờ vào khả năng vô hiệu hóa những hợp chất sinh ung thư cũng như “câu giờ” sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi không những làm chậm tốc độ tăng trưởng của bướu mà còn làm giảm đi kích thước của bướu tới 50%.
Tỏi trở thành “khắc tinh” của các loại ung thư như ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng ung thư vú, tỏi có tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư (carcinogens) tấn công vào các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi có tác dụng kháng ung thư gồm diallye disulphide và s-allystein. Những hợp chất này chỉ “lộ diện” khi tỏi bị đâm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu “tên tuổi” là ajoenes.
- Các bệnh tim mạch: Bằng thế “đòn xóc 2 đầu”, tỏi vừa làm hạ mức “cholesterol xấu”, đồng thời làm tăng lượng “cholesterol tốt”, có tác dụng “dọn dẹp” những mảng xơ vữa đu bám vào thành mạch máu. Tỏi có tác dụng hạ lượng cholesterol tới 9% nếu chỉ cần nhai 2 tép mỗi ngày. Tỏi cũng có tác dụng bảo vệ các động mạch chủ. Đây là những mạch máu của tim có tác dụng duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập.
Tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ gây ra sự xơ cứng đối với các động mạch chủ. Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp làm chậm tiến trình lão hóa các động mạch chủ cũng như giúp chúng linh hoạt và dẻo dai hơn.
- Cao huyết áp: Tỏi có tác dụng kiểm soát huyết áp bằng cách làm giảm độ nhớt của máu nhờ vào chất ajioene. Chất này còn ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân ở những vùng nào tiêu thụ nhiều tỏi thì ở đấy, họ hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
- Nhiễm trùng: Người ta đã phát hiện ra đặc tính kháng khuẩn của tỏi từ năm 1858 khi Louis Pasteur khám phá rằng tế bào vi khuẩn sẽ bị chết nếu được thấm tỏi. Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ Anh đã dùng tỏi như một chất kháng sinh để điều trị vết thương cho binh sĩ.
Albert Schweitzer (nhà triết học và là bác sĩ người Đức gốc Pháp) đã dùng tỏi để trị bệnh sốt phát ban (typhus) và bệnh dịch tả (cholera). Không những có tính kháng khuẩn, tỏi còn có tính kháng nấm và kháng virus.
- Cường dương: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Thuyết nhà Phật không cho ăn tỏi và điều này đã được các nhà khoa học giải thích rằng ăn tỏi sẽ làm tăng sự ham muốn tình dục.
Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng thì phải cần đến một loại men (enzyme) gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi sẽ giúp sản sinh ra loại men này.
- Thai nghén: Theo những nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện London (Anh) thì tỏi có tác dụng tăng trọng cho những thai nhi không may thiếu cân. Tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ, như tiền sản giật (vốn có liên hệ với chứng cao huyết áp).
Cho dù ăn sống hay nấu chín thì tỏi vẫn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Để hưởng lợi tối đa từ tỏi, cần bỏ công một chút để đâm hoặc bằm nhuyễn chúng khi chế biến thức ăn.
Dùng tỏi trị “chân lực sĩ”
“Chân lực sĩ” là một dạng viêm nấm ở kẽ bàn chân (nhất là kẽ giữa các ngón thứ 4 và thứ 5) và lây dần xuống lòng bàn chân. Bệnh có tên y học là tinea pedis do nấm Trichophyton rubrum hoặc Trichophyton mentagrophytes. Người bệnh thường bị lây nhiễm ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm công cộng, hồ bơi... với biểu hiện ngứa, đau và có mùi hôi khó chịu. Những trường hợp nhiễm nấm này có thể dùng tỏi để trị.
Chọn một củ tỏi loại tốt và đâm nhuyễn, tìm một chậu ngâm chân, cho tỏi đã đâm nhuyễn vào chậu và một lượng nước ấm vừa ngập chân, một muỗng canh cồn tiệt trùng (cồn 90 độ). Lót một ít báo cũ dưới chậu để bảo đảm rằng nước ngâm chân không bị rơi vãi ra sàn nhà. Sau đó, cho chân bị nhiễm nấm vào ngâm trong 30 phút, mỗi ngày ngâm 1 hoặc 2 lần (nếu chân còn lại không bị nhiễm nấm thì không nên ngâm chung).
Lưu ý: Trong thời gian nhiễm bệnh, nên giữ chân thông thoáng, không bị ẩm ướt, giày dép cũng phải vệ sinh thật sạch, không mang giày bít bùng và nên có nhiều đôi để thay.
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...