Điểm mặt 10 món ăn nguy hiểm chết người

Thứ 3, 30/09/2014 | 08:16:26
1,015 lượt xem

Tiết canh là món ăn dân dã độc đáo chỉ có ở Việt Nam. Dẫu đây là món ăn truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhưng cũng đã có không ít người rước họa vào thân vì ăn tiết canh.

 Tiết canh

Tiết canh bản chất là tiết sống nên tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh. Nếu con vật mắc bệnh thì nguồn tiết chắc chắc cũng chứa các sinh vật gây bệnh. Các bệnh dễ gặp khi ăn tiết canh là liên cầu lợn, nhiễm khuẩn huyết, viêm não mô cầu, giun, sán... Bởi vậy, trước khi khoái khẩu với món này, bạn nên lựa chọn kỹ càng.

Nem chua

Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc trưng. Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được.



Trước khi ăn nem chua, cần kiểm tra kỹ hạn dùng cũng như chất lượng. Hình minh họa. 

Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, thính gạo, cơ chế chủ yếu là ủ men tự chín, lại không qua chế biến lửa đun chín nên nem chua có thể bị nhiễm mốc, các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy tốt nhất nên loại bỏ những nem chua đã để quá hạn dùng, hoặc nem do chất lượng không đảm bảo.

Cóc

Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng, da cóc, nếu không chế biến kỹ các độc tố này có thể sót lại và gây nguy hiểm cho người ăn. Nếu ăn phải với lượng lớn, 1-2 giờ sau khi ăn các độc tố sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.

Cá nóc

Cá nóc nổi tiếng là loài cá độc, nhưng không ít người Việt vẫn liều ăn loài cá có thịt ngon tuyệt này để rồi phải trả giá bằng cả tính mạng.

Sau khi ăn các thực phẩm biển trên, người bệnh chỉ sau 10- 15 phút cảm thấy tê lưỡi, họng, môi, mặt, yếu vận động các chi, khó thở do liệt các cơ hô hấp, tím, tụt huyết áp và ngừng thở dẫn đến tử vong, đó là tác dụng của độc tố tetrodotoxin có trong thực phẩm. Độc tố này rất bền vững, không bị phá hủy bởi nhiệt độ, vì vậy kể cả kho, rán, hay khô, sấy cá nóc đều bị ngộ độc.

Cháo ấu tẩu

Củ ấu tẩu có thể dễ dàng tìm thấy ở một vài tỉnh vùng cao miền Bắc như Cao Bằng, Lào Cai... Thông thường, ấu tẩu được ngâm rượu để dùng xoa bóp xương khớp nhưng một số người lại dùng ấu tẩu để nấu cháo. Nếu ấu tẩu không ninh đủ thời gian rất dễ gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Trong củ ấu tầu có độc tố là aconitin rất độc, ngay sau khi ăn, uống chỉ cần một ngụm nhỏ người bệnh thấy ngay cảm giác tê lưỡi, mất cảm giác ở đầu lưỡi, họng, mặt rồi đến các chi, tiếp theo là cảm giác buồn nôn, co giật cơ, rối loạn nhịp tim, trống ngực và khó thở, thở khò khè rồi ngừng thở và tử vong nhanh.

Ba ba

Ba ba là một món cao lương mỹ vị tại các nhà hàng Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ được ăn thịt những con còn sống, khỏe mạnh. Ba ba chết có nguy cơ gây ngộ độc rất lớn do cơ thể chúng lúc này sản sinh ra độc tố Histamine, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhiều và không cấp cứu kịp thời.

Bọ xít, ve sầu

Các loài côn trùng như dế, ve, nhộng sầu, đuông dừa… từ lâu vẫn được coi là những món ăn rất hấp dẫn. Tuy nhiên, các loại côn trùng này có thể bị nhiễm nấm độc kí sinh, người ăn phải sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hôn mê và dẫn đến tử vong.

Sứa

Tại Việt Nam, sứa biển được sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm, lẩu, canh, bún. Tuy nhiên ăn sứa vào mùa chúng sinh sản rất nguy hiểm. Mùa Xuân - Hè là thời điểm sinh sản của sứa biển, nên chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.



Sứa là một món hải sản được nhiều người ưa thích. Hình minh họa. 

Sứa phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, thịt sứa sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt. Khi đó mới đem chế biến làm thức ăn.

Con so

Con sam là một đặc sản biển rất độc đáo và bổ dưỡng. Nhưng nếu người chế biến nhầm lẫn chúng với con so – có hình dạng rất giống sam nhưng nhỏ hơn – thì hậu quả sẽ rất khó lường, bởi trứng và thịt so rất độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt so vì nhầm với con sam.

Măng tươi

Trong măng tươi có chứa hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Để có thể ăn được cần khử độc bằng cách ngâm nước vôi và luộc nhiều lần.

Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể. Mỗi kg măng củ có chứa khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai trẻ em hơn một tuổi.

 Theo KH&ĐS

Nguồn: plo.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...