Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt một ứng dụng mới trên điện thoại thông minh mang tên “ENV - SOS Động vật hoang dã”. Ứng dụng này giúp người dân thông báo vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, kinh tế phát triển cùng với mức sống của người dân được nâng cao khiến cho nhu cầu tiêu thụ ĐVHD ngày càng gia tăng. Mỗi năm, hàng chục tấn ĐVHD bị buôn bán để đáp ứng nhu cầu sử dụng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh của con người.
Năm 2010, cá thể tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã bị giết hại. Nếu Việt Nam không nỗ lực để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ ĐVHD và tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh với nạn săn bắn, buôn bán ĐVHD trái phép bằng hệ thống pháp luật minh bạch và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách, thì chỉ trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ mất đi nhiều loài ĐVHD quý, hiếm khác trong đó có các loài như hổ và voi.Để ngăn chặn tình trạng này và bảo tồn nền đa dạng sinh học của Việt Nam rất cần sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Năm 2005, ENV đã thiết lập đường dây nóng miễn phí 1800 1522 nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ ĐVHD. Khi phát hiện vi phạm về ĐVHD người dân có thể thông báo với ENV qua đường dây nóng.Tiếp nhận thông tin từ người dân, ENV sẽ chuyển tới các cơ quan chức năng và theo sát các vụ việc nhằm bảo đảm các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm các vụ việc. Sau khi có kết quả, ENV sẽ thông báo tới người đã báo tin. Quy trình này nhằm nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của công tác thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD đồng thời khuyến khích người dân có phản ánh kịp thời và hành động nhanh chóng khi phát hiện các vi phạm về ĐVHD.Nắm bắt xu hướng bùng nổ của điện thoại thông minh tại Việt Nam và sự cần thiết của ứng dụng công nghệ hiện đại, ENV đã hợp tác với chuyên gia phần mềm người Mỹ James Campbell để phát triển một ứng dụng thông báo vi phạm ĐVHD mới, thuận tiện, bên cạnh đường dây nóng 1800 1522.Quy trình thực hiện rất đơn giản, thí dụ, nếu phát hiện một cá thể vượn, người dân có thể mở ứng dụng, chụp vài tấm ảnh, điền một số thông tin miêu tả vi phạm và nhấn nút “gửi báo cáo”. Toàn bộ thông tin, ảnh và địa điểm nơi vụ việc xảy ra được định vị bằng GPS sẽ ngay lập tức được gửi tới Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV. Sau đó, ENV sẽ chuyển giao vụ việc tới các cơ quan chức năng địa phương với thông tin chính xác về hành vi vi phạm và vị trí nơi vi phạm xảy ra, giúp các cơ quan chức năng phản hồi lại tin báo của người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.Kể từ năm 2005, phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV đã tiếp nhận hơn 7.000 vụ việc từ các nguồn thông tin khác nhau và đã có hàng trăm cá thể động vật hoang dã quý, hiếm được giải cứu như gấu, vượn, mèo rừng, rái cá, cu li, rùa biển. Hơn một nghìn vụ việc đã được xử lý giúp xóa bỏ nhiều biển bảng quảng cáo ĐVHD, đóng cửa chợ buôn bán ĐVHD và gỡ bỏ hàng trăm quảng cáo ĐVHD trực tuyến trên các website, diễn đàn trên mạng internet.Hiện nay, ứng dụng đã có thể tải về trên các điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android. Trong thời gian tới, ENV sẽ cho ra mắt ứng dụng dành cho hệ điều hành IOS và Window Phone. Ứng dụng “ENV - SOS Động vật hoang dã” có thể tải về tại:
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...