Chỉ cần một tài khoản Facebook, một nickname trên diễn đàn là nhiều người đã có một “shop” bán mỹ phẩm.
Chế biến mỹ phẩm làm trắng da (ảnh được giới thiệu trên một trang Facebook mỹ phẩm gia truyền) |
Không có sự quản lý nên thành phần, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, nhà sản xuất... mỹ phẩm được bán trong thế giới ảo cũng mập mờ đủ vẻ.
Còn người mua lại có thể dễ dàng đặt hàng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp này.
Được quảng cáo hàng xách tay, gia truyền
"Những sản phẩm làm bong da và làm cho da trắng, mịn sau khi sử dụng là một hình thức lột da bằng hóa chất lột tẩy bề mặt da. Khi dùng những chất lột da này nếu không kiểm soát được độ sâu có thể gây phỏng, loét, sẹo, tăng sạm nám, dị ứng cho da" Bác sĩ VÕ THỊ BẠCH SƯƠNG (giảng viên bộ môn da liễu Trường ĐH Y dược TP.HCM) |
Bên cạnh dòng mỹ phẩm cao cấp của những nhà sản xuất có uy tín, những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được rao bán với giá không hề rẻ nhờ được chủ shop dán nhãn “xách tay”, “gia truyền”, “hàng nhập ngoại”. Những lời quảng cáo lại rất khó kiểm chứng như tại trang web mypham... đã giới thiệu về sản phẩm trị mụn gia truyền: “do giám đốc mất hơn sáu năm và 27 triệu đồng để sáng chế ra”. Bên cạnh dòng mỹ phẩm gia truyền, mỹ phẩm được quảng cáo là hàng xách tay, nhập ngoại cũng thu hút nhiều người mua và giá khá cao: kem trắng da 580.000 đồng/hộp 250 gam, serum trắng da 470.000 đồng/50ml, kem thay da sinh học 1,1 triệu đồng/5 gói...
Theo địa chỉ trên mạng, chúng tôi ghé vào gian hàng bán mỹ phẩm của V. tại Q.3 (TP.HCM). Khi chúng tôi hỏi mua “dung dịch thay da sinh học” quảng cáo trên Facebook, chủ cửa hàng tên V. mang ra năm gói “dung dịch lột da” chi chít chữ Thái Lan, không dán tem nhập khẩu và một lọ kem dưỡng da tự đóng nhãn có dòng chữ “made in Korea”. V. cho biết đó là sản phẩm cần thiết cho một lần thay da. V. hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng: sau khi tắm sạch thoa lên da một lớp dung dịch lột da. Thoa xong da sẽ tự tróc ra, lúc này là lớp da mới sẽ rất trắng và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất khi bôi kem dưỡng da. Một bộ thay da và kem dưỡng có giá 1,8 triệu đồng.
Những sản phẩm “thuốc gia truyền”, “thuốc bắc trắng da gia truyền” cũng đang đánh vào tâm lý chuộng mỹ phẩm tự nhiên của nhiều người. Tại một cửa hàng trên đường Cù Lao (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), khi chúng tôi hỏi loại thuốc trị mụn được quảng cáo trên mạng của cửa hàng này, nhân viên tên P. mang ra một lọ thủy tinh quấn băng keo sơ sài, không nhãn mác, chứa dung dịch màu vàng cùng một số loại rễ cây. P. quảng cáo đó là “thuốc trị mụn gia truyền gồm 20 loại rễ cây ngâm với rượu do sếp nghiên cứu”. Mỗi lọ dung dịch trị mụn có giá 499.000 đồng. Khi chúng tôi hỏi thêm sản phẩm đã được kiểm nghiệm của Bộ Y tế chưa thì P. chỉ cười và nói “sản phẩm gia truyền mà chị”.
Một lọ thuốc trị mụn gia truyền không nhãn mác có giá gần 500.000 đồng - Ảnh: Ngọc Nga |
“Đừng mua mèo trong bị”!
Đó là lời khuyên của bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu Trường ĐH Y dược TP.HCM, với những khách hàng mua mỹ phẩm online. Theo bác sĩ Bạch Sương, những loại thuốc rượu và sản phẩm thay da sinh học chưa được y văn chứng minh có công dụng trị mụn hay nám. Những sản phẩm làm bong da và làm cho da trắng, mịn sau khi sử dụng là một hình thức lột da bằng hóa chất lột tẩy bề mặt da. Khi dùng những chất lột da này nếu không kiểm soát được độ sâu có thể gây phỏng, loét, sẹo, tăng sạm nám, dị ứng cho da. Đó là chưa kể những sản phẩm này thành phần, tỉ lệ bào chế không hợp lý cũng sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho người dùng.
Khi mua mỹ phẩm, bác sĩ Bạch Sương khuyến cáo nên mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín đã được kiểm định, có giấy phép của cơ quan chức năng. Việc mua mỹ phẩm trên mạng, kể cả hàng hiệu, cũng có thể tiềm tàng một số rủi ro, nếu chưa tận mắt nhìn và thử qua sản phẩm. Điều này chẳng khác gì “mua mèo trong bị.”
NGỌC NGA - MINH PHƯỢNG
Theo: Tuoitre.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...