Các bác sỹ Đông Y cho rằng mùa hè thuộc Hỏa trong 5 ngũ hành nên có khí Dương mạnh mẽ, hao khí thương Âm, từ đó gây nhiều triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên 4 thực phẩm sau sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, tan hỏa, giải độc, dưỡng tim tốt nhất.
Giải nhiệt, giải khát: cà chua
Công dụng: tính vị ngọt chua, mát, giúp tiêu hóa thức ăn tích tụ, giải khát, cải thiện nóng nực, buồn bực do cơn khát, miệng khô mang lại.
Cách sử dụng: Lấy 10 quả cà chua nhỏ, rửa sạch, nửa quả kiwi gọt vỏ chia miếng vuông nhỏ và 500ml sữa chua chất béo thấp. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với hạt, sau đó lấy ra uống giúp thanh nhiệt chặn khát.
Cách dùng này có công dụng giảm nhiệt tim và bảo vệ dạ dày đường ruột. Dầu mỡ có thể nâng cao tỉ lệ hấp thụ của lycopene trong cà chua, cũng có thể thêm 5g vừng đen vào.
Khuyến cáo: Nếu không quen cảm giác dính của sữa chua có thể cho 100ml nước xay cùng cũng được.
Nhuận phổi, ích âm: Củ sen
Công hiệu: tính vị ngọt hàn, giúp thanh nhiệt chặn khát, nhuận phổi ích âm
Cách sử dụng: Đầu tiên lấy một ít hạt sen thêm 600ml nước nấu sôi ở lửa lớn, sau đó thêm vào 30g sen củ đã chia thành miếng nhỏ, nấu ở lửa nhỏ 10 phút, cuối cùng cho vào nửa quả lê đã chia thành miếng nhỏ, thêm đường phèn vừa lượng để tạo vị, hầm thêm 5 phút nữa là được.
Cách dùng này giúp giảm khí nóng, cải thiện miệng khô, miệng hôi, giúp thanh tâm an thần và ngủ ngon.
Khuyến cáo: Củ sen thuộc tinh bột, người có trọng lượng cơ thể quá nặng hoặc huyết áp cao ăn củ sen nên giảm lượng các tinh bột khác như cơm, mỳ.
Mát mẻ, lợi tiểu: Mía
Công hiệu: Tính vị ngọt bình, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, chặn khát, cải thiện nhiệt phổi và buồn bực khó chiu của tim.
Cách sử dụng: 20g đậu xanh rửa sạch, thêm 400ml nước , nấu sôi bằng lửa lớn rồi vặn lửa nhỏ, nấu 40 phút cho tới khi mềm nhuyễn thì tắt bếp, đổ nước đi, sau đó cho 500ml nước mía vào trong đỗ xanh vừa nấu là được.
Cách sử dụng này có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra còn giúp cải thiện táo bón, giảm nhiệt phổi gây ra ho và đau ngứa họng vv.
Khuyến cáo: Thành phần của mía đường nên khi nấu chú ý độ ngọt, nhiệt lượng khoảng 1 thìa canh là được. Người bị bệnh tiểu đường hoặc trọng lượng cơ thể quá nặng khi dòng món này nên giảm lượng cơm trong ngày.
Trừ ôn, giảm nhiệt: rau cần
Công hiệu: Tính mát hơi hàn, vị ngọt đắng, trừ ôn, thanh ruột, giảm nhẹ lửa nóng mạnh mẽ ở tim.
Cách sử dụng: Lấy 150g khoảng 1 cây rau mùi rửa sạch chia nhỏ, lấy 1 quả táo bỏ vỏ chia nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm 350-500ml nước và mật ong vừa lượng xay nhuyễn lấy ra uống.
Cách sử dụng này có tác dụng giảm khí nóng, giảm huyết áp. Khi uống không lọc cặn, chia uống thành 2 bữa trong 2 ngày, không nên uống quá lượng trong 1 ngày.
Khuyến cáo: Rau cần thuộc loại rau xanh natri thấp, kali cao, có ích phòng chống bệnh huyết quản tim, tuy nhiên người bị bệnh thận hạn chế kali nên tư vấn ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.
Tùng Đan
Theo: 39net
Nguồn: Dantri.com.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...