Bệnh viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản B vẫn xuất hiện rải rác quanh năm. Tuy tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản B hiện đã giảm đáng kể nhưng các căn nguyên khác dẫn đến viêm não lại tăng.
Bác sĩ đang theo dõi bệnh viêm não cho một bệnh nhi. (Ảnh: SGGP)
Ở miền Bắc, bệnh viêm não thường có xu hướng tăng dần bắt đầu từ tháng 5-6 hàng năm - cùng với thời điểm các bệnh truyền nhiễm điển hình vào mùa hè, cũng giống như bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang gia tăng ở phía Nam.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Duyệt, Khoa Hồi sức, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, di chứng của căn bệnh nguy hiểm này tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau nhưng phổ biến là bị mất ý thức, liệt vận động, nhẹ có thể không giao tiếp được.
Bệnh viêm não hầu hết do virus mà muỗi là một trong những tác nhân truyền bệnh. Bên cạnh đó, không chỉ có viêm não Nhật Bản mà còn nhiều loại virus gây các bệnh nhiễm trùng như: sởi, rubella, thủy đậu... cũng có thể dẫn đến viêm não.
Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm vaccine. Với viêm não Nhật Bản B, phụ huynh bắt đầu đưa trẻ đi tiêm chủng lúc 12 tháng tuổi, hai mũi đầu cách nhau 1 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm.
Nguyệt Ánh
Theo: vtv.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...