Sự quan tâm đặc biệt đến thể thao của ông Kim Jong-un kể từ khi lên lãnh đạo đất nước, giúp Triều Tiên gặt hái được nhiều thành công ở đấu trường châu lục và thế giới.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) tới thăm một nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao ở Bình Nhưỡng
Cách đây gần 4 năm, ngày 25-3-2015, Triều Tiên tổ chức Đại hội Thể thao Nhân dân toàn quốc lần thứ 7 tại Bình Nhưỡng. Dù là lần thứ 7, nhưng đó lại là lần đầu tiên, quốc gia này tổ chức Đại hội Thể thao Nhân dân kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011.
Theo hãng tin Yonhap, ông Kim Jong-un là một người có sự say mê đặc biệt với thể thao. Đúng với tinh thần của ông nội ông là Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), với bài phát biểu "Phát triển thể thao thành phong trào quốc gia, tăng cường lao động và tăng cường quốc phòng" vào tháng 11-1969, ông Kim Jong-un đã kế thừa, vận dụng sáng tạo và hiệu quả tinh thần của ông Kim Nhật Thành.
Ông Kim Jong-un luôn chú trọng đến việc đào tạo, phát triển các VĐV, đồng thời luôn quan tâm đến các tổ chức liên quan đến thể thao, nhằm xây dựng một nền thể thao hùng mạnh, dù đất nước vẫn còn nhiều khó khăn do lệnh cấm vận.
Sự quan tâm đặc biệt ấy của vị lãnh đạo đã giúp thể thao Triều Tiên sớm hái quả ngọt, với những tấm huy chương ấn tượng ở tầm châu lục và thế giới. Tại ASIAD 2014, đoàn CHDCND Triều Tiên giành tới 11 HCV, 11 HCB và 13 HCĐ, đứng hạng 6.
Một buổi tập của các cầu thủ trẻ trong Trường bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng
Đáng kể nhất trong số này là tấm HCV của môn bóng đá nữ, bên cạnh những tấm HCV của cử tạ hay thể dục dụng cụ. Cũng tại đấu trường này, đội tuyển bóng đá nam của họ lọt vào đến trận chung kết. Hầu hết các thành viên đội tuyển bóng đá nam và nữ của Triều Tiên đều được đào tạo ở Trường bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng, ngôi trường khánh thành vào năm 2013, chuyên sàng lọc và đào tạo những cầu thủ được phát hiện từ khi còn đang đi học cấp 1, cấp 2 trên khắp đất nước.
Mới nhất, tại ASIAD 2018, đoàn thể thao Triều Tiên tiếp tục thể hiện sự tiến bộ khi giành được tổng cộng 37 huy chương, trong đó có 12 HCV. Những VĐV cử tạ của Triều Tiên vẫn cho thấy đẳng cấp của mình, với 8 HCV đóng góp cho toàn đoàn.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vui vẻ ngồi theo dõi một buổi tập bắn cung
Trong khi đó, ở đấu trường thế giới, tại Olympic London 2012, đoàn Triều Tiên tham dự với 51 thành viên ở 10 môn thể thao đã đem về 4 tấm HCV và 2 HCĐ. Bốn năm sau tại Olympic Rio 2016, thể thao Triều Tiên tiếp tục có thêm 2 HCV.
Mối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa hai miền Triều Tiên cũng giúp cho thể thao hai nước có những gắn kết đặc biệt. Tại Olympic mùa Đông Pyeongchang 2018 ở Hàn Quốc, VĐV Triều Tiên và Hàn Quốc đã thi đấu chung dưới một màu cờ ở môn khúc côn cầu trên băng.
Sự kết hợp mang sứ mệnh lịch sử này tiếp tục được phát triển tại ASIAD 2018, các đội tuyển hợp nhất Hàn Quốc và Triều Tiên đã thi đấu ở các môn bóng rổ, canoeing và rowing, mang về 1 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ, trong đó nổi bật là tấm HCV nội dung đua thuyền rồng nữ 500m với thành tích 2 phút 24 giây 788.
Trong tương lai, Triều Tiên và Hàn Quốc còn có thể là chủ nhà của Olympic 2032, sau khi hai quốc gia cùng gửi đơn lên Ủy ban Olympic quốc tế xin đồng đăng cai sự kiện này.
Theo anninhthudo.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...