Dù hàng thủ đội tuyển Việt Nam đã thi đấu tốt ở AFF Cup 2018 nhưng người ta vẫn nhìn thấy “tử huyệt”, đó là khả năng chống tình huống cố định không thực sự tốt. Đây lại là điểm mạnh của Malaysia.
Việc phòng thủ trong các tình huống bóng chết là vấn đề của đội tuyển Việt Nam kể từ giải U23 châu Á
Trước thềm trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam mới chỉ để thủng lưới 4 bàn (ít nhất giải đấu). Trong đó, đoàn quân của HLV Park Hang Seo đã giữ sạch lưới trong cả vòng bảng. Nhiều tờ báo châu Á cho rằng hàng thủ chính là điểm tựa để đội tuyển Việt Nam tạo nên sức bật ở AFF Cup 2018.
Dù phần lớn thời gian ở vòng knock-out, hàng thủ của đội tuyển Việt Nam vẫn chơi tốt nhưng lúc này, người ta đã bắt đầu nhìn thấy “tử huyệt” trong hệ thống của HLV Park Hang Seo. Thống kê chỉ ra rằng, 3/4 bàn thua đội tuyển Việt Nam trước Philippines và Malaysia tới từ những tình huống cố định.
Trong đó, hai bàn thua những quả tạt cánh (Philippines, Malaysia), hàng thủ đội tuyển Việt Nam không hề có chút phản ứng nào để James Younghusband và Shahrul Saaad ghi bàn. Cùng nói lại một chút về tình huống ghi bàn của Shahrul Saaad ở trận đấu vừa qua. Trung vệ của đội tuyển Malaysia đã di chuyển từ dưới lên mà không nhận sự theo kèm của bất kỳ cầu thủ nào.
Sau 2 bàn thua sớm, Malaysia đủ tỉnh táo để tận dụng “tử huyệt” của đội tuyển Việt Nam. Thống kê chỉ ra rằng, đội chủ sân Bukit Jalil đã nhận 15 quả đá phạt ở lượt đi, hầu hết trong số đó là những pha đá phạt ở vị trí nguy hiểm (có thể treo bóng hoặc sút thẳng). Thậm chí, nếu như Văn Lâm không xuất sắc cản phá cú sút phạt của Syafiq Ahmad, đội tuyển Việt Nam đã nhận 3 bàn thua từ tình huống cố định.
Tình huống mà hệ thống phòng ngự của đội tuyển Việt Nam bỏ quên Shahrul Saaad để cầu thủ này thoải mái đánh đầu
Thực tế, không phải tới bây giờ, “tử huyệt” của đội bóng của HLV Park Hang Seo (chống tình huống cố định) mới được nhìn ra. Thống kê cho thấy, ở giải U23 châu Á, đội U23 Việt Nam đã chịu 7/9 bàn thua từ những tình huống cố định. Trong đó, cả hai bàn thua của đội U23 Việt Nam trong trận chung kết với U23 Uzbekistan đều là những pha bóng chết.
Khi tổ chức phòng ngự bóng sống, đội tuyển Việt Nam luôn có được thế chủ động qua việc giữ cự ly đội hình, sự bóc lót giữa các tuyến… nhưng tới khi chống tình huống cố định, đoàn quân của HLV Park Hang Seo lại tỏ ra rất bị động (như việc không theo người với Shahrul Saaad ở trận lượt đi).
Lỗi này không hẳn thuộc về cá nhân nào mà là lỗi hệ thống. Đặc biệt, trong các trận đấu với các đối thủ cao to, đội tuyển Việt Nam rất dễ mắc sai lầm ở tình huống cố định.
Chẳng ngạc nhiên khi đội tuyển Malaysia sẽ tiếp tục khai thác “tử huyệt” này trong trận đấu ở sân Mỹ Đình. Ngoài việc hạn chế phạm lỗi ngay sát vòng cấm, chúng ta cũng cần tổ chức hệ thống phòng ngự thực sự tốt để ngăn chặn điều này.
Đội bóng của HLV Park Hang Seo đang tiến rất sát tới “thiên đường”. Họ cần tránh tối đa sai lầm ở thời điểm này.
Theo Dantri
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...