Về thứ 3 toàn đoàn tại SEA Games 29 với 58 HCV, đoàn thể thao Việt Nam vừa đủ đạt chỉ tiêu. Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng, những tấm HCV của chúng ta đang có chất lượng hơn rất nhiều.
51/58 HCV của Việt Nam đến từ các môn Olympic, trong đó ở bộ ba môn Olympic cơ bản là điền kinh, bơi lội và thể dục dụng cụ, đoàn thể thao Việt Nam thống trị 2 nội dung và trỗi dậy mạnh mẽ ở nội dung còn lại. Sự ấn tượng của những chàng trai và cô gái đứng dưới lá quốc kỳ cờ đỏ sao vàng khiến cả khu vực phải nể trọng, cùng với hàng loạt địa chấn được tạo ra.
Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội)
Không khó để chỉ ra cái tên đầu tiên và là cái tên ấn tượng nhất của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29 lần này. Tiếp tục giữ vững phong độ hủy diệt của mình tại SEA Games 28, Nguyễn Thị Ánh Viên (một mình) đem về tới 8 HCV cho thể thao dưới nước của Việt Nam tại kỳ đại hội lần này.
Với thế mạnh là nội dung bơi ngửa, cự ly bơi 200m và nội dung 400m hỗn hợp cá nhân nữ, Ánh Viên chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối ở đường bơi xanh. Trong 8 tấm HCV của mình, cô đã áp đảo hoàn toàn cự ly trung bình của giải.
Tuy nhiên, với việc được tập luyện không đồng đều ở các nội dung không mạnh cùng với chiến thuật không tốt trong một số buổi thi, Ánh Viên vẫn để tuột một số bộ huy chương đáng tiếc như 200m bơi bướm hay 200m ếch. Kình ngư của Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều nhưng những nỗ lực của cô cũng không giúp tấm HCV 100m tự do cao quý thuộc về đoàn Việt Nam.
Dẫu sao, 8 HCV cũng là thành tích tốt nhất của một cá nhân ở giải này.
Thành tích
HCV: 50m ngửa, 100m ngửa, 200m ngửa, 200m tự do, 200 hỗn hợp cá nhân, 400 tự do, 400 hỗn hợp cá nhân, 800m tự do. Phá 3 kỷ lục SEA Games.
2HCB: 100m tự do, 200 bướm.
Nội dung đáng tiếc: 200m bướm, 200m ếch, 100m tự do.
Lê Tú Chinh (điền kinh)
Không giống như tượng đài Ánh Viên vốn đã được biết đến từ trước, bom tấn thực sự của đoàn thể thao Việt Nam năm nay nằm ở môn điền kinh. Và nữ hoàng của môn thể thao hoàng hậu thuộc về một cái tên chưa hề được biết tới, Lê Tú Chinh. Cô gái sinh ở TP.HCM trở thành biểu tượng mới của điền kinh Việt Nam khi bỏ xa các đối thủ ở nội dung danh giá nhất, và sở hữu cho mình biểu cảm của một ngôi sao lớn.
Hai tấm HCV 100m nữ, 200m nữ là một sự trở lại thần kỳ của điền kinh Việt Nam, nhưng lại là màn ra mắt không thể ấn tượng hơn của Lê Tú Chinh. Trong khi đó, nội dung 400m tiếp sức nữ lại là một kỳ tích không thể tuyệt vời hơn của đội điền kinh Việt Nam, khi họ phá vỡ thế thống trị của đoàn đã từng vô địch châu Á, Thái Lan.
Thành tích
HCV: 100m nữ, 200m nữ, 4x100m tiếp sức nữ. Phá kỷ lục SEA Games.
Nguyễn Hữu Kim Sơn (bơi lội)
Nguyễn Hữu Kim Sơn không phải là một cái tên xa lạ đối với độc giả nếu như theo dõi vụ lùm xùm của Quang Nhật ở ‘cuộc đua nội bộ 1500m nam’ diễn ra ngay trước SEA Games 29. Thần đồng 15 tuổi của bơi lội Việt Nam khi đó đã phá sâu kỷ lục SEA Games ở giải VĐTG.
Nhưng rồi, những gì Kim Sơn thể hiện lại ấn tượng hơn cả một nội dung còn khó hơn thế gấp vạn lần: 400m tự do. Với thành tích, 4:22.12, Kim Sơn đã phá kỷ lục quốc gia, phá kỷ lục SEA Games, bỏ xa đối thủ về nhì trong ngày đầu tiên ra mắt đấu trường SEA Games. Độ tuổi còn quá nhỏ khiến Kim Sơn chưa thể xác định đâu là nội dung sở trưởng của mình, nhưng anh chắc chắn sẽ là một nhân tố nổi bật trong tương lai.
Thành tích
HCV: 400m tự do nam. Phá kỷ lục SEA Games.
Lê Thanh Tùng (Thể dục dụng cụ)
Thể dục dụng cụ Việt Nam luôn là một trong những thế lực lớn trong khu vực, đó là điều không thể bàn cãi. Nhưng khi mà Hà Thanh đã giải nghệ, thì tất cả những niềm hi vọng đều đổ dồn vào những chàng trai đầy dẻo dai nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ. Và trong những Phước Hưng, Phương Thành, Đặng Nam thì Thanh Tùng là ngôi sao sáng giá nhất.
Người từng đạt HCV nội dung nhảy chống Cup Thể dục dụng cụ thế giới 2017 diễn ra hồi tháng 3 vừa qua không quá khó khăn để áp đảo các đối thủ ở nội dung nhảy chống và vòng treo. Trong đó, thành tích 14,9 điểm của anh tiệm cận ‘đẳng cấp’ Olympic. Cùng với tấm HCV đồng đội, Thanh Tùng trở thành mộtt trong những VĐV có nhiều thành tích nhất giải.
Thành tích
HCV: Vòng treo nam, nhẩy chống nam, đồng đội nam (TDDC)
Trần Thị Yến Hoa (điền kinh)
Chỉ có duy nhất một tấm HCV cá nhân (cùng một tấm HCV đồng đội) nhưng Yến Hoa chắc chắn là VĐV rất nổi bật của đoàn thể thao Việt Nam. Sau kỳ tích của Vũ Bích Hường cách đây 22 năm (1995), Yến Hoa trở thành cái tên thứ 2 của Việt Nam giành HCV ở nội dung 110m rào nữ, một trong những nội dung danh giá không kém tấm HCV 100m của Tú Chinh.
Cô cũng là thành viên của đội điền kinh đã giành HCV nội dung 400m tiếp sức nữ , kỳ tích không thể tuyệt vời hơn của đội điền kinh Việt Nam, khi họ phá vỡ thế thống trị của đoàn đã từng vô địch châu Á, Thái Lan.
Thành tích
HCV: 110m rào nữ, 4x100m tiếp sức nữ. Phá kỷ lục SEA Games.
Ngoài những gương mặt kể trên, không thể không nói tới những cá nhân, tập thể rất nổi bật khác: đội bóng bàn nam (phá vỡ sự thống trị của Singapore), Chu Đức Anh (HCV cung 1 dây nam, nội dung danh giá nhất môn bắn cung Olympic), Vũ Thành An (HCV kiếm chém, nội dung danh giá nhất môn đấu kiếm Olympic), tập thể ĐTQG bóng đá nữ, Dương Thúy Vi (3 HCV Wushu), Nguyễn Văn Vinh (HCV cử tạ 62kg nam với cú khả năng cử đẩy tuyệt vời)…
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...