Tập luyện thể dục thể thao là điều rất tốt, nhưng có nhiều thói quen sau khi tập luyện có thể phá hỏng hết công sức của bạn hoặc đơn giản gây hại cho cơ thể.
Không hạ nhiệt (cooldown)
Làm nóng hay khởi động (warm up) là điều không thể thiếu trước khi tập luyện để tránh cho cơ thể gặp một số chấn thương. Nhưng quá trình trái ngược với làm nóng là hạ nhiệt (chuyển cơ thể từ trạng thái động sang tĩnh) cũng quan trọng không kém. Khi bạn đang chạy với tốc độ cao trên máy chạy bộ, nếu đột ngột ngừng rồi bước xuống có thể sẽ khiến bạn bị choáng, chưa kể nhịp tim thay đổi đột ngột cũng rất nguy hiểm. Quá trình hạ nhiệt trong tập luyện cũng giống như việc hãm phanh từ từ khi chạy xe. Thực hiện quá trình hạ nhiệt hợp lý cũng giúp bạn mau chóng hồi phục thể lực hơn.
Không bù đắp đủ lượng nước
Phần đông người tập luyện chỉ uống theo cảm giác khát của cổ họng và không bù đắp đủ lượng nước thoát ra sau khi tập. Nếu chỉ tập nhẹ như đi bộ thì không đáng nói, nhưng nếu tập nặng như chạy bộ, đạp xe hàng chục cây số bạn cần phải cân thật chính xác trọng lượng của mình trước khi tập và tuân theo công thức sau: cứ mỗi cân trọng bị mất đi sau khi tập, chúng ta phải bù vào bằng số lượng nước gấp rưỡi. Ví dụ: bạn giảm mất nửa cân sau khi tập luyện thì cần phải uống vào 0,75 lít nước (một lít nước tương đương 1 kg).
Mặc quần áo tập luyện quá lâu
Nhiều người sau khi tập vẫn tiếp tục mặc bộ quần áo ướt đẫm mồ hôi của mình. Thói quen này không ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất hoặc tim mạch nhưng lại gây tác động cực xấu đến da. Giáo sư David E.Bank của Trung tâm y tế Columbia Presbyterian nói: “Nếu mồ hôi tích tụ trên da quá lâu, nó sẽ khiến các lỗ chân lông bị tắt nghẽn. Các căn bệnh về da hoặc sự nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ đây”. Tốt nhất là nên thay áo ngay sau khi tập luyện xong trong vòng 5-15 phút.
Đi chân không
Một thói quen xấu khác thường thấy trong phòng tập thể hình: đi bộ bằng chân không trong lúc nghỉ ngơi. Nấm, vi-rút mụn cóc, vi trùng là những thứ sẽ đến với bàn chân của bạn thông qua mồ hôi dưới lòng bàn chân.
Nạp quá nhiều protein
Protein là yếu tố dinh dưỡng gắn liền với cơ bắp, nhưng không có nghĩa ăn càng nhiều protein cơ bắp sẽ càng phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng protein tiêu thụ nhiều hơn mức cần thiết sẽ trở thành calo giống như chất béo và tinh bột.
Tăng cường độ quá mức
Ví dụ: ngày hôm nay bạn chạy 3 km, ngày hôm sau bạn tăng đột ngột lên 4 km và rồi những chấn thương sẽ xuất hiện. Cần ghi nhớ “nguyên tắc 10 %” về quá trình gia tăng cường độ tập luyện. Tức giả sử ngày hôm nay bạn chạy 3 km, ngày mai bạn chỉ nên chạy tối đa 3,3 km.
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày 12/12/2024. Trước kỳ họp, nhiều cử tri bày tỏ kỳ vọng của mình đối với các vấn đề liên quan đến giáo dục, trong đó tập trung vào việc khắc...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...