Với 5 km bờ biển, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình luôn tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của một địa phương ven biển. Chiến lược phát triển kinh tế của xã gắn liện với giữ vững chủ quyền an ninh biên giới biển .
Khu nuôi trồng thủy sản tại xã Thái Thượng
Đến Thái Thượng dọc theo con đê biển đều thấy những ao đầm nuôi thả thủy sản nối tiếp, san sát nhau, trải dài hút tầm mắt. Để khai thác lợi thế của mình, xã Thái Thượng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc quai đê lấn biển, tạo thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản. Thế mạnh tại Thái Thượng là nuôi thả tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua. Ðến nay, toàn xã có gần 270 ha đầm nuôi, đảm bảo sinh kế cho khoảng trên 250 hộ gia đình.
Thay vì trông chờ vào may rủi như trước đây, ngay từ đầu năm, trước khi xuống giống, các chủ ao đầm đã đầu tư cải tạo, nạo vét, xử lý đáy ao, tôn cao bờ đầm, chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc nuôi thả. Các chủ ao đầm cũng nhạy bén tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dần từ phương thức nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, mang lại lợi nhuận cao. 6 tháng đầu năm 2015, thu nhập từ nuôi trồng thủy sản toàn xã đạt gần 14 tỷ đồng. " Thái Thượng là xã ven biển của huyện Thái Thụy. Trong những năm qua, phát triển kinh tế ven biển được cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm coi đây là một mũi nhọn về phát triển kinh tế của địa phương. Để quan tâm đến vấn đề này, ngoài góc độ của Nhà nước , địa phương cũng tuyên truyền vận động nhân dân bám sát ngư trường, khai thác hiêu quả theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên môi trường." - Ông Phạm Văn Tú- Phó Chủ tịch UBND xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy cho biết.
Nghề làm mắn khai thác lợi thế vùng biển tại xã Thái Thượng
Nếu như con tôm mang lại hiệu quả nhanh cho người dân xã Thái Thượng thì con ngao cũng là một trong những chiến lược lâu dài của địa phương. Toàn xã có trên 200 ha ngao với trên 100 hộ tham gia. Do đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên, những chòi nuôi ngao của Thái Thượng vươn dài ra biển, cách đất liền từ 7 đến 8 cây số. Những chòi ngao trở thành những con mắt thức canh biển cùng với những con tàu đánh bắt của ngư dân. Sự kết hợp giữa nuôi ngao và vấn đề bảo vệ an ninh biên giới biển được ông Phạm Văn Thùy, thôn Các Đông là người nuôi thả ngao lâu năm cho biết: " Nuôi ngao ngoài biển phải làm các nhà để bảo vệ, trông coi thì cũng coi như một tuyến phòng ngự ven biển. Các tin tức, các sự việc xảy ra từ ngoài biển cách bờ từ 7-8 cây số, bà con đều biết trước và báo về. Cùng với bà con nuôi ngao, bà con bạn thuyền cũng luôn ý thức được điều này. Đây là một hình thức vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo rất tốt."
Song song với nuôi trồng thủy sản, người dân Thái Thượng cũng tích cực cải tiến lưới nghề, cải hoán phương tiện vươn khơi bám biển. Toàn xã hiện có 97 phương tiện khai thác trên biển với 350 lao động, giá trị sản lượng 6 tháng đầu năm ước đạt 16 tỷ 453 triệu đồng. Ðiển hình như thôn Các Ðông với 86 phương tiện khai thác ( chiếm 88% số phương tiện và lao động trong toàn xã) có thu nhập từ khai thác hải sản năm 2014 đạt 18 tỷ đồng.
Đội tàu đánh bắt cá ngoài khơi tại xã Thái Thượng
Bao đời nay biển gắn bó với mảnh đất và con người Thái Thượng và cũng chính từ biển đang tạo nên thế mạnh cho địa phương. Với 70% lực lượng lao động tham gia các ngành nghề biển đã đóng góp trên 35% tổng số thu nhập chung của toàn xã.
Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, của lực lượng biên phòng, Chi hội Nghề cá ở Thái Thượng được thành lập và đi vào hoạt động, tạo mối liên kết chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau giữa các chủ phương tiện trong quá trình khai thác hải sản. Cùng với đó là sự ra đời của Chi Hội Nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích giúp đỡ nhau về vốn, con giống, kinh nghiệm sản xuất. Và chính họ cũng là những hạt nhân tuyên truyền đảm bảo an toàn an ninh biên giới biển và giữ gìn biển đảo quê hương.
Ông Phạm Huy Phương – Chi hội trưởng Chi hội nghề cá xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy
nói: " Bây giờ chúng tôi chia ra thành 10 tổ, phù hợp với các nghề của các phương tiện như: nghề don, giã hay lưới vây. Trong khi đi đánh bắt người ta đi theo đoàn, giúp nhau: điện cho nhau về ngư trường, hai là trên đường đi có trục trực gì về máy móc thì đến hỗ trợ nhau. Chúng tôi đi gặp tàu lạ hay những tàu dung kích nổ đánh bắt về cũng đều thông báo cho biên phòng để giữ gìn biển đảo quê hương và ngăn cấm những hành vi trái phép.”
Từ thế mạnh nuôi trồng và đánh bắt, các ngành nghề dịch vụ và chế biến cũng phát triển ở Thái Thượng. Xưởng chế biến mắm của công ty Dũng Thành Trung mỗi năm tiêu thụ khoảng một trăm tấn cá, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương. Những cơ sở chế biến như thế đã thúc đẩy những cá nhân, đơn vị của xã đóng mới và cải hoán những con tàu có công suất lớn phục vụ cho bà con đi biển.
Tại đoàn tàu của địa phương, tàu TB 90199 TS do thuyền trưởng Đầu Văn Huyên cầm lái đang “ăn đá” để chuẩn bị cho chuyến đi khơi mới đầy hứa hẹn. Mỗi con tàu như tàu của anh Huyên, thường có từ 11-13 bạn nghề tham gia. Bạn tàu không chỉ là ngư dân Thái Thượng mà còn có cả những người thuộc các địa phương khác của Thái Thụy như: Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Liên …
Thuyền trưởng Đầu Văn Huyên phấn khởi khoe: “ Anh em chúng tôi đi thu mua từ Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà và ngoài vịnh Bắc Bộ. Lương anh em từ 6-8 triệu/ 1 tháng. Lượng cá đi phụ thuộc theo ngư dân người ta đánh bắt 2- 3 ngày thì chúng tôi vào bờ…Chúng tôi đi thu mua thế này thì dân đánh bắt họ nhàn lắm, không phải vào bờ. Họ đánh bắt được bán ngay nên họ sung sướng lắm.”
Từ chủ trương đúng, giải pháp sát thực, hiệu quả trong phát triển kinh tế biển, đời sống người dân Thái Thượng đã được cải thiện rõ nét: Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 23 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,82%. Kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng nông thôn được kiên cố hóa.
Những năm tới, Ðảng bộ xã Thái Thượng tiếp tục lãnh đạo nhân dân phát triển nuôi trồng gắn với khai thác thủy hải sản bền vững, nâng cao hiệu quả thu nhập từ biển. Ông Phạm Văn Tú - Phó Chủ tịch UBND xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy cho biết thêm: “ Trong những năm qua, ngư dân Thái Thượng cũng được quan tâm nhiều như về trang thiết bị đánh bắt xa bờ cũng như các thiết bị phòng ngừa thiên tai trong khi đánh bắt xa bờ và trong đất liền. Địa phương cũng tập trung tuyên truyền nhân dân đảm bảo khai thác đúng theo quy định của Nhà nước, đúng chủng loại, sản lượng cũng như về con giống và các lĩnh vực khác.”
Trước mắt xã Thái Thượng sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng, nâng cấp đê bao vùng đầm nuôi trồng thủy sản, quy hoạch hệ thống giao thông, kênh cấp và tiêu nước hợp lý phục vụ thâm canh thủy sản. Thái Thượng thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, khuyến ngư giúp người dân tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước để phát triển thủy sản, cải hoán, đóng mới phương tiện vươn khơi bám biển, làm giàu cho gia đình và quê hương.
Đó là những định hướng phát triển thể hiện tầm nhìn chiến lược từ biển mà Thái Thượng đang xây dựng thành công hôm nay.
Hồng Điệp
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...