Ngày 2-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, về cơ bản, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và năm tháng tiếp tục có chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt; khẳng định, giá cả năm nay sẽ được chỉ đạo, quản lý tốt hơn để chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng quá chỉ tiêu Quốc hội giao. Muốn vậy, các cấp, các ngành phải tập trung khắc phục câc tồn tại yếu kém trong các lĩnh vực. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cập nhập kịch bản tăng trưởng, đề xuất kiến nghị các giải pháp để đạt được mục tiêu, báo cáo Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
Đề cập nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần đề phòng tình hình thế giới như giá dầu có nguy cơ tăng cao, căng thẳng thương mại... Các bộ, ngành cần bám sát chính sách, tình hình để có quyết sách kịp thời. Bộ trưởng, lãnh đạo ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh quyết liệt vào việc, đi sâu vào việc, nói đi đôi với làm, tạo chuyển biến mạnh mẽ, bao quát, đôn đốc công việc. Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính thực chất hơn nữa để làm sao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh.
Về vấn đề đầu tư các bệnh viện của Bộ Y tế, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và các cơ quan liên quan hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, không để tình trạng có vốn nhưng chậm đầu tư vì thủ tục khiến công trình bị chậm chễ, nhân dân chờ đợi, gây bức xúc trong xã hội. Về vấn đề cách gọi tên phí hay giá, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành không làm tình hình phức tạp, cần thống nhất cách gọi là “phí BOT”, “viện phí”, “học phí” chứ không phải là giá. Thủ tướng đồng ý triển khai gói đào tạo từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc giảm biên chế; đối với biên chế của ngành y tế, Bộ Nội vụ làm việc lại với ngành y tế về vấn đề tại các địa phương tăng mạnh dân số. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư về công tác phòng, chống tham nhũng.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm mục tiêu CPI 2018 không quá 4%. Do đó, các bộ, ngành cần theo dõi các mặt hàng nông sản như lúa, gạo, thịt lợn, đường...; điều hành mặt hàng xăng dầu hợp lý, quản lý nguồn cung ứng vật liệu xây dựng khi nhu cầu tăng cao; trong lĩnh vực vận tải, tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư để giảm phí BOT.
Về điều hành vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Thủ tướng yêu cầu không tăng giá điện trong năm nay, cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục để không gây áp lực chỉ số lạm phát; sử dụng các công cụ để điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng yêu cầu nếu địa phương, đơn vị không sử dụng kịp thời, giải ngân vốn thì sẽ bị cắt vốn và người đứng đầu sẽ bị kỷ luật; tăng cường thanh kiểm tra làm rõ trách nhiệm cá nhân trong đầu tư công. Tiếp tục triển khai đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu; tăng cường ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ. Ngành ngân hàng phải tính toán giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; nghiên cứu điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong bối cảnh đồng USD lên giá, tăng cường mua dự trữ ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ Bộ Công an hạn chế tối đa, đẩy lùi tín dụng đen. Thực hiện chính sách tài khoá phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành tài chính điều chỉnh, đề xuất giá các mặt hàng quản lý phải thận trọng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết kiệm chi thường xuyên, hạn chế hội họp.
Các ngành, địa phương phải đẩy mạnh kiểm tra thuế, chống thất thu qua chuyển giá, chống gian lận thương mại; giữ ổn định thị trường chứng khoán. Chú trọng giải quyết vấn đề EU rút "thẻ vàng" đối với thuỷ sản Việt Nam; giải quyết tốt vấn đề giá thịt lợn, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tháo gỡ mọi rào cản để phát triển sản xuất; tập trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, tạo giá trị gia tăng, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu. Bộ Công thương và các bộ có sản xuất công nghiệp chỉ đạo thúc đẩy thực hiện kế hoạch sản xuất đã giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển thị trường và bảo vệ sản xuất trong nước. Bộ Giao thông vận tải, tiếp tục hoàn thành các công trình trọng điểm, hoàn thiện các dự thảo luật; tái cơ cấu ngành, huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng. Đẩy nhanh triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Du lịch chưa thành ngành mũi nhọn, do đó, cần tập trung xúc tiến du lịch đối với một số điểm đến quan trọng.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kịp thời những sai phạm ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; thực hiện tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; chấn chỉnh, khắc phục tình trạng thiếu nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các trường học, bệnh viện; xử lý nghiêm các vụ phá rừng; chú trọng giải quyết vấn đề sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo dõi chặt chẽ tình hình Biển Đông; làm tốt công tác phòng, chống cháy nổ…
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...