Sáng 7-12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã chính thức khai mạc, đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2017, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018, đồng thời xem xét, cho ý kiến về các Báo cáo, Đề án, Tờ trình của UBND tỉnh và thảo luận một số nội dung quan trọng khác.
Dự khai mạc có các đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội; Phạm Văn Sinh - Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thiếu tướng Lê Đình Nhường - Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các vị đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Thái Bình.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã khái quát lại tình hình kinh tế xã hội năm 2017 và một số tồn tại cần khắc phục, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung sẽ tập trung thảo luận và quyết định tại Kỳ họp thứ 5 này.
Ngay sau lễ khai mạc, đồng chí Phạm Văn Ca - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình KTXH năm 2017, mục tiêu và những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu trong năm 2018. Trong đó, nhấn mạnh nhiều thành tựu quan trọng mà tỉnh Thái Bình đạt được trong năm 2017.
Báo cáo nhấn mạnh trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn thách thức, song năm 2017, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển KTXH, đạt được những kết quả hết sức quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy KTXH của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng kết quả đạt cao hơn so với năm trước. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt gần 25.800 tỷ đồng, tăng 2,48% so với năm 2016. Về tích tụ đất đai, toàn tỉnh có hơn 11.120 ha đất nông nghiệp được tập trung, tích tụ để sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tăng cường. Từ đầu năm đến nay, đã xét công nhận thêm 22 xã đạt chuẩn Quốc gia, toàn tỉnh có 186 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ước đạt hơn 47.100 tỷ đồng, tăng 19,21% so với năm 2016, vượt kế hoạch đề ra. Một số sản phẩm chủ lực tăng trưởng khá. Hoạt động doanh nghiệp tại các KCN ổn định, giá trị sản xuất chiếm khoảng 40% giá trị SX công nghiệp toàn tỉnh. Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, từ đầu năm đến nay, có 111 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 8.100 tỷ đồng. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường. Các ngành thương mại, dịch vụ phát triển ổn định. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ đạt hơn 24.800 tỷ đồng, tăng 8,78% so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Công tác quản lý và điều hành ngân sách được chú trọng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 16.300 tỷ đồng, tăng 19,5% so với dự toán.
Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều đổi mới, trong đó ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đổi mới giáo dục, công tác phòng chống dịch bệnh, VSATTP được chỉ đạo triển khai quyết liệt. Các hoạt động văn hóa thể thao diễn ra sôi nổi, đa dạng, tình hình an ninh chính trị, trật tự ATXH được giữ vững.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ còn 4/23 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra bao gồm: Tăng trưởng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; dịch vụ; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu, thu nợ đọng thuế còn gặp nhiều khó khăn, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở một số địa phương hiệu quả chưa cao…Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì công tác chỉ đạo điều hành ở một số ngành địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên, một số doanh nghiệp, người dân chưa chấp hành các quy định của nhà nước.
Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do đó, cần thiết phải quyết liệt thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với đó, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về xã hội, môi trường như: Mức giảm tỷ lệ sinh sẽ vào khoảng 0,1 phần nghìn, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%, tạo việc làm mới cho khoảng 33.000 người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 0,5% trở lên so với năm 2017. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó có 80% dân số trở lên sử dụng nước máy.
Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh chỉ đạo các ngành địa phương tập trung sản xuất nông nghiệp theo các đề án đã được phê duyệt, giữ vững ổn định năng suất lúa đạt trên 13 tấn/ha/năm, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn. Đồng thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, phát triển thủy sản, tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền. Đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM, xử lý dứt điểm nợ công trong xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, tập trung chỉ đạo hoàn thành lập quy hoạch chung khu kinh tế Thái Bình và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN mới. Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách nhà nước. Đồng thời triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển ở các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão và ứng phó với biển đổi khí hậu. Đồng thời đẩy mạnh các giải pháp về quốc phòng an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự ATXH.
Cũng trong phiên họp buổi sáng, các đại biểu nghe đồng chí Phạm Văn Ca - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo các tờ trình của UBND tỉnh: về kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn ngân sách tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020; về việc chấp thuận chủ trương triển khai Đề án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của Dự án nâng bãi ổn định đê biển số 8 từ km26+700 đến k31+700 huyện Thái Thụy kết hợp tạo mặt bằng để phát triển công nghiệp - dịch vụ; đề nghị điều chỉnh, bổ sung chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Đồng chí Phạm Văn Xuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2017; Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020; Về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện giai đoạn 2018-2020; Đề nghị điều chỉnh chế độ hỗ trợ cho công chức làm việc tại Trung tâm hành chính công; về việc quy định nội dung, mức chi bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh; về việc quy định định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban thanh tra cấp xã trong tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Thị Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày: Báo cáo về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả thực hiện nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVI; Về việc thông qua Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đặt tên một số tuyến đường, phố trên địa bàn Thành phố Thái Bình; Đề án đặt tên đường, phố trên địa bàn Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày: Tờ trình về việc phê duyệt danh mục dự án cần thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018; Về việc phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2018; Việc việc đổi tên thôn thuộc xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Các đại biểu đã nghe đại diện Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyên đề và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các hội nghị tiếp xúc trước kỳ họp thứ năm HĐND tỉnh; Các tờ trình của Thường trực HĐND tỉnh về tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2018 của HĐND tỉnh; tờ trình về chương trình công tác của Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh năm 2018; Báo cáo thẩm tra, giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, ban Pháp chế HĐND tỉnh và báo cáo thẩm tra, giám sát chuyên đề của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh.
Các đại biểu cũng đã nghe báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh về kết quả công tác mặt trận tham gia xây dựng chính quyền năm 2017.
+ Chiều 7-12, đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI thảo luận tại tổ
Tại tổ Đông Hưng, các đại biểu đề nghị cần làm rõ chỉ tiêu tăng trưởng nông nghiệp 1,61% trong khi năng suất lúa cả năm giảm 12,81%. Đề nghị tỉnh có giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải công nghiệp cho các cụm công nghiệp và giới thiệu các nhà đầu tư có nguồn lực vào đầu tư tại các cụm công nghiệp của huyện Đông Hưng.
Đại biểu tổ Đông Hưng cũng đề nghị, cùng với việc thực hiện Đề án tinh giản biên chế, tỉnh cần có giải pháp đảm bảo đủ số lượng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn.
+ Thảo luận tại tổ Quỳnh Phụ, các đại biểu đề nghị tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra và có giải pháp xử lý tình trạng các dự án tại khu công nghiệp cầu Nghìn bỏ hoang hơn 10 năm nay, gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên. Đề nghị tỉnh có biện pháp cụ thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.
+ Cũng liên quan đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Đại biểu tổ Tiền Hải đề nghị tỉnh chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một số doanh nghiệp như: công ty chế biến thức ăn gia súc An Trinh, công ty Bitexco Nam Long. Đại biểu tổ Tiền Hải cũng nêu băn khoăn và đề xuất giải pháp để xử lý khí thải của 2 nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.
+ Về vấn đề xây dựng nông thôn mới, được hầu hết đại biểu các tổ quan tâm, nêu ý kiến. Trong đó, đề nghị tỉnh chỉ đạo các DN kinh doanh nước sạch có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đấu nối lắp đặt nước sạch, nâng cao chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đại biểu tổ Thái Thụy đề nghị tỉnh có giải pháp giải quyết vấn đề nợ đọng xây dựng NTM của các địa phương, có chỉ đạo cụ thể đối với việc thẩm định tiêu chí NTM theo bộ tiêu chí mới.
+ Trong không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và dân chủ, các đại biểu tổ Thái Thụy, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Tiền Hải cũng tập trung bàn và đóng góp ý kiến vào các tờ trình, đề án của UBND tỉnh, thường trực HĐND tỉnh và báo cáo của các sở, ngành.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...