Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Quốc hội Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới. Hãy cùng tìm hiểu tư liệu về Quốc hội Việt Nam qua các thời kỳ.
Chúng ta cùng ôn lại và tự hào về quá trình xây dựng và phát triển Quốc hội Việt Nam trưởng thành vững mạnh như ngày nay.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (1946-1960), tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, ngày 2/3/1946
Chủ tịch UBTVQH Trường Chinh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và
Phó Thủ tướng Phan Kế Toại (từ trái qua) tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II (Hà Nội, tháng 7/1960).
Trong ảnh: Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa III, tại Hà Nội, ngày 27/6/1964.
Quốc hội khóa III (1964-1971) được tổ chức theo Hiến pháp 1959, đã có những quyết sách quan trọng đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH), góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của chính quyền Nhà nước Chủ nghĩa xã hội.
Trong ảnh: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Chủ tịch UBTVQH Trường Trinh và các đại biểu
Quốc hội tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IV (Hà Nộị, tháng 6/1971).
Quốc hội khóa IV (1971-1975) tiếp tục động viên quân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng CNXH ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh chiến thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Quốc hội đã thông qua những biện pháp đấu tranh đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris; nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, tích cực chuẩn bị lực lượng, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong ảnh: Người dân Hà Nội hân hoan
chào đón kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa V, tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 3/6/1975.
Quốc hội khóa V (1975-1976) được diễn ra trong bối cảnh đất nước sạch bóng quân thù, thống nhất đất nước, tiến lên CNXH. Quốc hội khóa V đã quyết định nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, động viên quân dân thi đua xây dựng, phát triển đất nước, củng cố quốc phòng, đặc biệt là phê chuẩn kết quả Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong ảnh: Phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (Hà Nội, ngày 2/6/1976).
Quốc hội khóa VI (1976-1981) đã quyết định đường lối, chính sách, cơ cấu tổ chức bộ máy và bầu cơ quan cao nhất của Nhà nước CNXH Việt Nam khi chưa có Hiến pháp mới; thông qua các nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc ca, quyết định đổi tên nước VNDCCH thành CHXHCN Việt Nam, chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội khóa VI đã đóng góp tích cực xây dựng hệ thống chính quyền mới tại miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất trong cả nước, trong đó có Hiến pháp năm 1980, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII tại Hà Nội, ngày 25/6/1981.
Quốc hội khóa VII (1981-1987) – kỳ Quốc hội được tổ chức và xây dựng trên cơ sở Hiến pháp năm 1990. Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp 1980, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh lập pháp, tăng cường giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VIII tại Hà Nội, ngày 17/6/1987.
Quốc hội khóa VIII (1987-1992) đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng thông qua các hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát quyết định các vấn đề trọng yếu về quốc kế, dân sinh, đối nội, đối ngoại. Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới được Quốc hội khóa VIII thông qua tại Kỳ họp thứ 11, từ ngày 24/3 - 15/4/1992.
Trong ảnh: Đoàn thiếu nhi Thủ đô biểu diễn văn nghệ chào mừng các đại biểu dự phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX, (Hà Nội, ngày 20/9/1992).
Quốc hội khóa IX (1992 - 1997) tập trung thể chế hóa Cương lĩnh và chiến lược, ổn định phát triển kinh tế, đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VII, tiến hành đồng bộ, hiệu quả các hoạt động lập pháp, giám sát quyết định
các vấn đề trọng yếu của đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển thời kỳ mới.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa X, tại Hà Nội, ngày 20/9/1997.
Quốc hội khóa X (1997-2002) là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội đã góp phần xác định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội, hoạt động nhân dân. Các luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua đã đáp ứng tích cực yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề trọng yếu trong xã hội, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI (Hà Nội, ngày 19/7/2002).
Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh, chiến lược của Đảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách hai kỳ Đại hội VIII và Đại hội IV đã đề ra; đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa Việt Nam vào năm 2020 là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.;NNng cao chất lượng hoạt động giám sát, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đổi mới và phát triển đất nước.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII, tại Hà Nội, ngày 19/7/2007.
Kế thừa và phát huy những thành quả của Quốc hội các khóa trước, Quốc hội khóa XII (2007 - 2011) nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn diện về tổ chức, phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong ảnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII tại Hà Nội, ngày 21/7/2011.
Quốc hội khóa XIII (2011-2016) hoạt động trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...