Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn bó mật thiết với toàn bộ chế độ bầu cử, với toàn bộ các hoạt động mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tích cực triển khai để chuẩn bị cho ngày hội non sông ngày 22.5.2016, ngày bầu cử ĐBQH Khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Tổ chức thật tốt bầu cử cho chúng ta những điều kiện căn bản để tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, phải làm thế nào để mọi người dân thực hiện tốt quyền bầu cử với tư cách là quyền chính trị quan trọng bậc nhất trong các quyền công dân quy định trong Hiến pháp.
Không phải ngẫu nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trước bộn bề khó khăn, vất vả và gian nguy, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên trên cả nước, vì chỉ có thể thông qua cuộc tổng tuyển cử đó, Chính phủ Hồ Chí Minh mới thực sự là Chính phủ chính đáng, như vậy mới thực sự là chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Cho nên bất chấp mọi khó khăn, hiểm nguy, rủi ro, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, huy động toàn bộ lực lượng để thực hiện thắng lợi vang dội cuộc tổng tuyển cử.
Trải qua 13 lần bầu cử và mỗi lần bầu cử thì chúng ta càng thấy Nhà nước pháp quyền của chúng ta là một bước phát triển. Bởi vì điều đó không chỉ khẳng định quyền chính trị của người dân được tôn trọng, bảo đảm, mà còn khẳng định sự trưởng thành về dân chủ của nhân dân Việt Nam.
Chỉ có thông qua bầu cử thì người dân mới thực hiện được quyền quyết định bộ máy nhà nước. Với việc thực hiện trực tiếp nhất quyền lập ra Nhà nước. Thế giới hiện đại đã chứng minh rằng, không có phương thức dân chủ nào tốt hơn là phương thức bầu cử. Bởi vì, thông qua hoạt động bầu cử, người dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình chọn ra người ủy quyền chính trị của mình, thay mặt mình quản trị quốc gia. Như vậy, bầu cử là để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Thông qua bầu cử, người dân không chỉ lựa chọn người quản trị quốc gia, mà còn qua đó thực hiện quyền giám sát. Ví dụ, một vị nào đã được cử tri tín nhiệm bầu cử trước đây, nhưng nhân dân thấy vị ấy không thực hiện đúng lời hứa của mình, thì dân sẽ không ủng hộ vị ấy nữa. Cho nên, có lẽ hình thức bầu cử là hình thức giám sát cao nhất của nhân dân với những người được dân ủy quyền, đặc biệt là đại biểu chuyên trách.
Sau khi Hội đồng Bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV, việc vận động bầu cử sẽ được thực hiện trên cả nước. Khi vận động bầu cử, người ứng cử bao giờ cũng đưa ra chương trình hành động để cử tri ủng hộ mình, tin tưởng vào mình và bỏ phiếu cho mình. Như thế, bầu cử là hình thức giám sát cao nhất, thể hiện được sức mạnh của cử tri là lựa chọn ai, bầu ai vào cơ quan này.
Những người được bầu cử sẽ tự tin hơn khi thực hiện thẩm quyền của mình, vì quyền hạn đó không phải tự nhiên mà có, quyền hạn của bất kỳ một cơ quan nhà nước nào, thậm chí bất kỳ một quan chức nào trong bộ máy Nhà nước, đều bắt nguồn từ nhân dân và do nhân dân ủy quyền. Chỉ khi được hình thành thông qua bầu cử dưới các hình thức khác nhau thì người được bầu mới có sức mạnh thực sự, vì dân trao quyền cho họ. Vì thế, chúng ta tổ chức bầu cử càng tốt, càng dân chủ, càng minh bạch thì tính chính đáng trong bộ máy Nhà nước càng rõ nét.
Đấy là lý do vì sao mà chúng ta cần phải nỗ lực để chuẩn bị bầu cử làm sao thật tốt, để dân thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ, chính xác quyền của mình, những người được bầu thực sự vì có uy tín, trình độ, đạo đức và năng lực. Bầu cử thành công là cho bộ máy sức mạnh, sức mạnh từ niềm tin của cử tri. Tỷ lệ cử tri đi bầu, tỷ lệ số phiếu bầu cho người được bầu càng cao, tín nhiệm cử tri càng lớn, vì đằng sau họ là cử tri, đằng sau họ là nhân dân, sức mạnh rất lớn.
Có thể nói, cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XIV, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp lần này diễn ra trong bối cảnh mới. Vì thế, công tác chuẩn bị bầu cử, tuyên truyền bầu cử, vận động bầu cử và triển khai bầu cử phải được đặt trong bối cảnh hết sức đặc biệt của nhiệm kỳ này. Đặc biệt ở chỗ, đây là lần đầu tiên tổ chức bầu cử theo Hiến pháp năm 2013. Một bản Hiến pháp có nhiều điểm mới, tạo ra khung khổ rộng lớn hơn cho phát triển, đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Trên cơ sở bản Hiến pháp đó, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có nhiều điểm mới, liên quan đến 2 thiết chế quyền lực rất lớn, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp với thông điệp đề cao vai trò của cơ quan dân cử và tạo mọi cơ sở pháp lý thuận lợi nhất cho các cơ quan dân cử thực hiện đúng quyền lực mà nhân dân ủy quyền, tránh hình thức.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra trong bối cảnh Đại hội lần thứ XII của Đảng vừa được tổ chức thành công tốt đẹp với những nhiệm vụ, phương hướng phát triển rất mạnh mẽ và với thông điệp đổi mới rất rõ ràng. Vì thế cần lập ra bộ máy đủ năng lực, trình độ để thực hiện thắng lợi các mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng đặt ra. Chúng ta đã gia nhập ngày càng sâu vào tổ chức quốc tế, trở thành thành phần hữu cơ của đời sống quốc tế. Tất cả biến động của quốc tế đều dội vào chúng ta, tác động cả tích cực và tiêu cực...
Vì thế, mục đích của cuộc bầu cử lần này là không chỉ tổ chức tốt nhất cho người dân thực hiện quyền chính trị của mình, mà phải thông qua cuộc bầu cử này để tiếp tục phát huy trách nhiệm công dân, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc để tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi thách thức vô cùng lớn lao đang đặt ra cho dân tộc chúng ta trong bối cảnh hiện nay. Bầu cử không chỉ để tăng dân chủ mà còn để tăng đoàn kết, tăng đồng thuận xã hội. Đó là công việc rất quan trọng. Thông qua bầu cử, một lần nữa khẳng định ý chí, quyết tâm giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tiếp tục con đường mà Đảng và nhân dân đã chọn một cách kiên trì, kiên định và kiên quyết, tạo động lực mới cho phát triển đất nước trong bối cảnh rất khó khăn. Thông qua bầu cử để gắn kết hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt lên mọi thách thức. Và cũng thông qua bầu cử, chúng ta hình thành, bầu được những người đủ tầm nhất, đủ đức, đủ tài gánh vác công việc của quốc gia, địa phương trong bối cảnh nhiều cơ hội và không ít thách thức.
Quốc hội Khóa XIII đang để lại những bài học rất quý giá về trách nhiệm của mình, về sức mạnh của mình, về niềm tin của mình trước cử tri. Quốc hội Khóa XIV trên nền tảng đó để phát huy lên, phải mạnh hơn, quyết liệt hơn. Chúng ta kỳ vọng vào cuộc bầu cử này rất nhiều, kỳ vọng vào sự đồng thuận xã hội, bước trưởng thành mới về dân chủ, pháp quyền để chúng ta không chỉ vững tin hơn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, mà còn vững tin hơn trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...