Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

Thứ 5, 08/10/2015 | 08:54:14
716 lượt xem

Sáng ngày 8-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các ngành tham gia góp ý vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XIII thông qua trong chương trình kỳ họp thứ X sắp tới. Đồng chí Phạm Xuân Thường - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình chủ trì buổi Hội thảo.


Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)

Tại hội nghị, đa số ý kiến đại biểu đều cho rằng, việc sửa đổi một số điều trong Luật tố tụng hình sự là cần thiết, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách xử lý hình sự, khắc phục những bất cập, hạn chế trong trong quá trình thực hiện Bộ Luật hình sự hiện hành. Đồng thời, tạo điều kiện để các cơ quan tố tụng và luật sư trong quá trình tham gia tố tụng phát huy được tối đa hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, cũng còn một số quy định phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.



Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)


Nhiều đại biểu đề nghị: Cần quy định cụ thể hơn về quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, hoặc buộc phải nhận mình có tội, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Việc kết luận những trường hợp không có tội khi không đủ hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội, quyền được đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án của bị can và người bào chữa về buộc ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can, buộc phải có người bào chữa hoặc người đại diện theo ủy quyền của bị can trong quá trình tố tụng. Bổ sung thẩm quyền được đưa ra quyết định tạm giữ cho người đứng đầu các lực lượng là cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong ngành Công an; Bổ sung các quy định giúp Viện Kiểm sát theo sát quá trình điều tra, nắm bắt đầy đủ, kịp thời các chứng cứ, tài liệu của vụ án.

Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Phạm Xuân Thường - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu. Đồng thời sẽ tổng hợp và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.

 

Chiều ngày 8-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các ngành tham gia góp ý vào Dự  án Luật Tín ngưỡng Tôn giáo dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XIII cho ý kiến trong chương trình kỳ họp thứ 10 sắp tới.

 

Hội thảo lấy ý kiến của các ngành tham gia góp ý vào Dự  án Luật Tín ngưỡng Tôn giáo

 

Tại hội nghị, hầu hết đại biểu đều khẳng định: Dự thảo lần thứ 5, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo gồm 11 chương với 68 điều đã cụ thể hóa được quy định của Hiến pháp 2013. Việc ban hành Luật này là cần thiết, khắc phục những bất cập, tồn tại của Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; đổi mới cơ chế quản lí nhà nước, tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lí nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; ; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Tuy nhiên, cũng còn một số quy định phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện; đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, quy định rõ việc được làm, không được làm, tránh sử dụng những cụm từ có ý nghĩa chung chung dễ bị hiểu lầm hoặc lợi dụng. Đơn cử như: Tại điều 2, khoản 1, Dự thảo "Tín đồ là người tin theo một tôn giáo" quy định này chưa đảm bảo. Do vậy nên giữ nguyên như Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại điều 3, khoản 8" Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận".

 

Tại một số điều, khoản nên biên soạn đề nghị trong bản khai lí lịch của công dân, cần quy định thêm mục khai về tín ngưỡng để khai có hay không nhằm xác định một cách đầy đủ các yếu tố cơ bản về nhân thân của một con người cụ thể, vì đối với người Việt Nam tỷ lệ người có nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo rất lớn. Do vậy đề nghị cần đưa các quy định để làm sao loại bỏ dần được tà giáo, mê tín dị đoan trong đời sống xã hội.

 

 

Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Phạm Xuân Thường - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu. Đồng thời sẽ tổng hợp và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.

 

                                                                                                                                                                            Duy Huy

 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...