Đẩy mạnh các giải pháp bảo đảm nhu cầu trường, lớp mần non ở các KCN; Phụ cấp ưu đãi với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Chấn chỉnh việc thực hiện chính sách giảm nghèo; Tháo gỡ khó khăn xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần 18-22/5/2015.
Đẩy mạnh phát triển trường, lớp mầm non ở các KCN
Trong chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN), Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn phải bố trí quỹ đất theo quy định tại Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ để xây dựng nhà ở cho người lao động, trong đó nhất thiết phải có một phần diện tích đất để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non.
Đồng thời, khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển cơ sở giáo dục mầm non.
Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 08/CT-TTg về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia.
Đồng thời, các Bộ, ngành có trách nhiệm rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các công trình, dự án có sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của ngành, lĩnh vực theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/5/2015 để cân đối lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia...
Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong đó, Nghị định sửa đổi theo hướng bổ sung thêm điều kiện về thời gian học trung học phổ thông tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Cụ thể, đối tượng cử tuyển là công dân Việt Nam thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và có thời gian 3 năm học trung học phổ thông tại trường đóng tại địa phương đó (học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh các lớp tạo nguồn tính theo hộ khẩu trường trú) được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc có thời gian 4 năm học trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào trung cấp.
Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ về thời gian, vốn đầu tư, điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Về thời hạn hoạt động, Nghị định quy định, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá 70 năm.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Trong đó, Quyết định quy định chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổi tập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000 đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổi diễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000 đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổi diễn.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu phấn đấu là đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh". Nội dung của Đề án là xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hệ thống phần mềm ứng dụng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng của Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh các cấp, các cơ sở giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Quyết định sẽ điều chỉnh các khâu đột phá phát triển, trong đó, tăng cường đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển mạnh, đi thẳng vào hiện đại hóa các dịch vụ logistics...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh.
Trường hợp công dân của địa phương đi khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp ở Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải phân công lãnh đạo UBND và cán bộ có đủ thẩm quyền về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp và đưa công dân về địa phương.
Chấn chỉnh việc thực hiện chính sách giảm nghèo
Theo nội dung Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 năm (2009-2014) triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo thì trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương giảm nghèo bền vững, các Bộ, ngành và các địa phương cần phải tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện chính sách giảm nghèo, tháo gỡ những vướng mắc ở cơ sở.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đặc biệt là sang đầu tư xây dựng các công trình thủy điện phải hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015; đồng thời, hỗ trợ giải quyết đất đai để trồng lại rừng trên địa bàn.
Tại văn bản số 3655/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.
Theo Phương Nhi
Chinhphu.vn
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...