Tốt nghiệp cao đẳng công nghiệp Hà Nội, sau nhiều năm bươn trải tại các thành phố lớn, Năm 2009, anh Phạm hữu Khoan xã Đông Phương, huyện Đông Hưng quyết định về quê lập nghiệp bằng nghề mây tre đan. Từ cơ sở sản xuất nhỏ, anh phát triển sản xuất, thành lập công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gia dụng thủ công, tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Đã hơn 4 năm nay Bà Thân có việc làm gần nhà từ nghề mây tre đan tại công ty này. Công việc phù hợp với sức khỏe, lại có thu nhập ổn định.
Bà Hoàn Thị Thân, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng: Nhờ anh Khoan anh đưa nghề về quê nên tạo công ăn việc làm cho chúng tôi. Không biết thì được anh đào tạo. Hiện giờ chúng tôi có công việc ổn định. |
Với ý tưởng đưa nghề về làng để khôi phục và phát triển nghề mây tre đan truyền thống của quê hương. Anh Phạm Hữu Khoan, Giám đốc công ty TNHH Phương Đông đã nắm bắt ưu điểm, thế mạnh tay nghề của người thợ thủ công, lựa chọn đơn hàng phù hợp, phát huy tay nghề của bà con và tạo ra sự khác biệt về chất lượng, thẩm mỹ cho từng dòng sản phẩm.
Nhờ vậy anh tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng để chinh phục thị trường châu Âu và Châu Mỹ như: bị cói, túi xách, làn, thùng, khay, hộp đựng đồ …, được đan từ cói, mây, tre, bèo, đay, giấy.
Anh Phạm Hữu Khoan, Giám đốc công ty TNHH Phương Đông: Hàng thủ công mỹ nghệ này bước đầu được xuất khẩu ở các thị trường như Mỹ , Nhật hay một số nước Châu Âu. Qua đó tạo việc làm được cho bà con trong xã và các xã lân cận. |
Không đơn thuần là sản phẩm mây tre đan, anh Khoan sáng tạo ra các sản phẩm có tính nghệ thuật cao, tạo ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ khiến các khách hàng châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc thích thú đặt hàng sản xuất với số lượng lớn.
Hiện công ty của anh Khoan đang tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động tại xưởng sản xuất và 500 lao động vệ tinh làm theo thời vụ. Bình quân một tháng doanh nghiệp sản xuất 50.000 sản phẩm, mỗi năm đạt doanh thu từ 15 đến 20 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phương, huyện Đông Hưng: Anh Khoan là người đầu tiên đưa nghề mây tre đan về địa phương để tạo ra mô hình kinh tế, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương . |
Ngày nay, với xu hướng giảm rác thải nhựa thì những sản phẩm thủ công từ mây tre đan thân thiện với môi trường càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, mong muốn của anh Khoan là sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường, phát triển các đơn hàng mới, nhằm tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho bà con trong xã và các vùng lân cận.
Linh Hạnh
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...