Nhiều năm qua, việc phát triển mô hình nuôi cá lồng trên sông Luộc tại huyện Quỳnh Phụ đã cho thấy hiệu quả kinh tế. Các hộ dân tham gia mô hình đều có thu nhập ổn định, đời sống ngày càng nâng cao. Ghi nhận của PV thời sự tại xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ.
Hàng chục năm nay, anh Nguyễn Văn Tuy, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ và hai người em trai đều đầu tư nuôi cá lồng trên sông Luộc. Cả ba anh em có tổng cộng gần 40 lồng cá, chủ yếu là nuôi cá Lăng, cá chép và cá Trắm. Nuôi cá lồng trên sông cho hiệu quả cao, như năm ngoái, anh thu hoạch được gần 40 tấn cá, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Tuy, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: Chúng tôi nuôi nhiều năm thấy hiệu quả rất tốt. Nhất là ít dịch bệnh và sản lượng cao hơn so với nuôi trong ao. Từ giờ đến cuối năm sẽ nuôi nhiều hơn mọi năm do giá cả tốt hơn |
Với lợi thế có sông Luộc chảy qua địa bàn, xã Quỳnh Ngọc hiện có 14 hộ nuôi cá lồng trên sông với số lượng lồng cá khoảng 140 lồng. Do tận dụng được môi trường nước tự nhiên, giàu khoáng chất, nên chất lượng thịt cá khi nuôi trên sông thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, vì vậy đầu ra của sản phẩm ổn định. Cá nuôi lồng trên sông có mật độ nuôi lớn hơn và ít xảy ra dịch bệnh nên cho năng suất cao. Nếu tháo gỡ được khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay thì mô hình này dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Ông Phạm Văn Tập, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: Để tạo nguồn lực cho các hộ trong chăn nuôi địa phương chỉ đạo cho Hội nông dân thành lập tổ hợp tác để tiếp cận nguồn vốn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và của tỉnh. Đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư. |
Tuy nuôi cá lồng trên sông cho thấy hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ảnh hưởng từ môi trường, dịch bệnh. Vì vậy, việc thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện các nguy cơ, được các hộ nuôi đặc biệt quan tâm.
Ngoài Quỳnh Ngọc, một số xã của huyện Quỳnh Phụ cũng đang triển khai mô hình nuôi cá lồng trên sông. Với tổng số 275 lồng cá. Để mô hình nuôi cá lồng phát triển, các địa phương tập trung tháo gỡ một số khó khăn, hỗ trợ bà con tiếp cận nguồn vốn vay. Tăng cường tập huấn, chuyển giao kĩ thuật nuôi để các hộ áp dụng hiệu quả./.
Văn Ngọc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...