Thẩm định quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ 5, 17/08/2023 | 10:00:00
1,157 lượt xem

Sáng 17/8, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ trưởng Bộ KH& ĐT Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng dự có đại diện các bộ, ngành liên quan là thành viên Hội đồng thẩm định, các chuyên gia, ủy viên phản biện và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ KH&ĐT.

Về phía tỉnh Thái Bình có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị.

Thẩm định Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Quy hoạch tỉnh có vai trò cấp thiết, quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, nhất là trong công tác thu hút đầu tư. Đây là cơ hội quý để tổng kiểm kê, rà soát, đánh giá nguồn lực phát triển, nhận diện các vấn đề mấu chốt, điểm nghẽn ảnh hưởng đến phát triển của tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó đưa ra quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và phân bổ không gian, nguồn lực phát triển cho thời kỳ quy hoạch. Vì vậy, nội dung quy hoạch phải được phân tích, xây dựng trên cơ sở thông tin, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy về thực trạng, tiềm năng, khả năng phát triển của tỉnh Thái Bình. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đề nghị Hội đồng thẩm định và các chuyên gia nghiên cứu tham gia đóng góp ý kiến để Thái Bình hoàn thiện Quy hoạch tỉnh đạt chất lượng cao nhất.

Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt Quy hoạch tỉnh Thái Bình

Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Quy hoạch tỉnh Thái Bình xây dựng 3 kịch bản phát triển gồm: Kịch bản 1 tăng trưởng vừa phải, kịch bản 2 tăng trưởng cao bứt phá và kịch bản 3 tăng trưởng vượt bậc mang tính đột phá, ở mỗi kịch bản đều có những ưu thế riêng. Qua phân tích, cân nhắc các yếu tố về kinh tế xã hội, môi trường và điều kiện thực tế, tiềm lực, dư địa phát triển hiện có, Thái Bình lựa chọn phương án phát triển của tỉnh trong thời kỳ tới theo kịch bản 2 là tăng trưởng cao bứt phá. Cụ thể là phát triển tỉnh theo hướng bền vững với mục tiêu tổng quát của thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người, kinh tế phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Trong đó, Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng, đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng. Các khu công nghiệp, đô thị từng bước phát triển theo hướng sinh thái xanh. Nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế và môi trường. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng. Phát triển mạnh nguổn nhân lực chất lượng cao. Văn hóa xã hội được chú trọng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng an ninh được giữ vững. Xây dựng Khu kinh tế thành khu vực động lực phát triển của tỉnh. Tận dụng lợi thế vùng biển để phát triển một số lĩnh vực có vai trò động lực như: Cảng biển, năng lượng, công nghiệp, đô thị lấn biển. Thái Bình xác định 4 trụ cột tăng trưởng chính, 5 đột phá phát triển và một số nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu xây dựng Thái Bình đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá, đến năm 2030 sẽ vươn lên nhóm phát triển khá trong vùng Đồng bằng sông Hồng và đến năm 2045 là tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Cho ý kiến nhận xét về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành viên hội đồng thẩm định cùng các chuyên gia và ủy viên phản biện đề xuất tỉnh cần bổ sung luận điểm, luận chứng, phân tích thêm nguồn lực của tỉnh trong thực hiện phương án, mục tiêu phát triển theo hướng sát với thực tế phát triển của Thái Bình.

Hữu Phước


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...